Một nhân viên y tế đang tiêm phòng cho trẻ ở Alepoo. Ảnh: UNICEF

Theo WHO, con số trên tương đương với gần 1/10 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới không được chủng ngừa, đồng nghĩa với việc đã bỏ lỡ liều tiêm chủng đầu tiên chống lại 3 căn bệnh nguy hiểm là bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, gọi chung là tiêm chủng DTP.

Ngoài ra, 6,6 triệu trẻ sơ sinh khác đã tiếp nhận liều tiêm chủng đầu tiên của chương trình tiêm phòng DTP đã không hoàn tất chương trình tiêm chủng vào năm ngoái.

WHO đã bắt đầu theo dõi tỷ lệ trẻ được tiêm phòng DTP kể từ năm 1980. Trong một tuyên bố, WHO cho biết, "từ năm 2010, tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đều đặn đã bị đình trệ khi chỉ ở mức 86%", thấp hơn mục tiêu cần phủ sóng chương trình tiêm chủng ở mức 90% của cơ quan này.

Jean-Marie Okwo-Bele, một chuyên gia y tế về tiêm chủng cho biết, "những đứa trẻ này gần như cũng không nhận được bất cứ dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản nào khác"..., "nếu chúng ta nâng cao phạm vi bảo hiểm chủng ngừa toàn cầu, các dịch vụ y tế phải đến được với những người chưa được tiếp cận".

Chỉ có 130 trong số 194 quốc gia thành viên của WHO đã đạt được mục tiêu tiêm chủng ở mức 90%, trong đó tình trạng tồi tệ nhất được ghi nhận ở các quốc gia gánh chịu xung đột.

Trong năm ngoái, 8 quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cả ba mũi tiêm DTP dưới 50% bao gồm Cộng hòa Trung Phi, Chad, Guinea Xích đạo, Nigeria, Somalia, Nam Sudan, Syria và Ukraina.

Trong danh sách đó, chỉ có quốc gia Tây Phi nhỏ bé là Guinea Xích đạo không bị xem là có xung đột nghiêm trọng, mặc dù vẫn có mâu thuẫn lan rộng giữa chính phủ nước này với các nhóm quyền lợi.

Theo ước tính của WHO, tiêm phòng vaccine có thể giúp ngăn ngừa được từ 2-3 triệu người thiệt mạng mỗi năm.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ AFP & CNA)