Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là năng lực hạn chế của các nước trong công tác triển khai thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán HIV sớm cho người dân.
Khu vực Tây và Trung Phi có tỷ lệ dân số điều trị kháng vi rút thấp nhất trên thế giới. Ảnh: Un news
Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF ) cảnh báo, cứ 5 trẻ em tại Trung và Tây Phi sẽ có 4 người phải sống chung với HIV, do không nhận được liệu pháp điều trị ARV thích hợp. Ngoài ra, tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 tử vong do các biến chứng của HIV/AIDS đang ngày càng tăng.
Bà Marie-Pierre Poirier, giám đốc khu vực Trung-Đông Âu và Châu Á của UNICEF cho biết “ Thật là tồi tệ khi vẫn còn nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không nhận được phác đồ điều trị thích hợp, chỉ vì họ chưa được tiến hành khám và kiểm tra sức khỏe”.
Theo UNICEF, khu vực Tây và Trung Phi có tỷ lệ dân số điều trị kháng vi rút thấp nhất trên thế giới, với chỉ hơn 21% trong số 540.000 trẻ em (từ 0-14 tuổi) sống chung với HIV được tiếp nhân điều trị kháng retrovirus vào năm 2016 , thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 43% trên toàn cầu.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là năng lực hạn chế của các nước trong công tác triển khai thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán HIV sớm cho người dân.
Nhằm khắc phục tình trạng này, các tổ chức quốc tế kêu gọi Chính phủ các nước cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp, chiến lược then chốt nhằm hỗ trợ đẩy lùi khả năng lây lan của đại dịch HIV/AIDS bao gồm: lồng ghép các kiến thức về HIV vào các dịch vụ xã hội chủ chốt như y tế, giáo dục và bảo hiểm; tạo việc làm cho người bệnh, để hạn chế sự kỳ thị, cùng lúc đưa ra các phác đồ điều trị thích hợp cũng như các biện pháp phòng ngừa hiệu quả cao cho người dân, đầu tư đổi mới để loại bỏ các rào cản đối với phương pháp tiếp cận chẩn đoán y sinh học, xét nghiệm HIV tự nhiên và dự phòng trước phơi nhiễm.
Đan Lê (Lược dịch từ Un News)