Tính đến thời điểm hiện tại, cuộc đấu tranh giành lại sự bình đẳng giới vẫn là mối quan tâm lớn ở ASEAN nói riêng và thế giới nói chung.
Sự cân bằng về giới trong lực lượng lao động có thể mang lại hiểu quả kinh tế tích cực cho ASEAN. Ảnh: The ASEAN Post
Riêng khu vực Đông Nam Á, việc thiếu đa dạng hóa giới tính lao động vẫn đang là một vấn đề nổi cộm liên tiếp diễn ra trong bộ máy hoạt động của các công ty trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nhận thức của công chúng về vấn đề này đang chứng kiến nhiều thay đổi tích cực, cùng lúc các hành động thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng về giới cũng đang được chính phủ các nước thành viên thực hiện rất hiệu quả.
Cụ thể, vào năm 1988, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã thống nhất ký kết tuyên bố về sự tiến bộ của phụ nữ ASEAN, qua đó đánh dấu tầm quan trọng của phụ nữ, cũng như khẳng định các nước sẽ trao quyền nhiều hơn để phụ nữ cống hiến công sức trong tất cả các ngành nghề ở cấp quốc gia và khu vực. Thỏa thuận này cũng được xem là một lời kêu gọi thúc đẩy phụ nữ tự chủ hơn trong tiến trình phát triển của khu vực, nhất là khi họ chiếm ½ số lượng lao động.
Thêm vào đó, Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) cũng được thành lập với nhiệm vụ duy trì các quyền lợi trong Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)....
Cùng với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) khẳng định, một khi phụ nữ có nhiều quyền lợi, cơ hội để tham gia lực lượng lao động, nhiều khả năng đến năm 2025, tổng sản phẩm nội địa khu vực Đông Nam Á có thể tăng lên đến 28 nghìn tỷ USD (tương đương với khoảng 26%). Thông qua chuỗi hành động thúc đẩy bình đẳng giới như: thành lập lực lượng lao động toàn diện hơn, nền kinh tế của các nước ASEAN có thể tăng thêm 1,2 nghìn tỷ USD, mức tăng khoảng 30% so với giá trị hiện tại.
Theo nhận định của tác giả Arief Subhan, sự cân bằng về giới trong lực lượng lao động có thể mang lại hiểu quả kinh tế tích cực cho ASEAN.
Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)