Trả lời báo giới, tiến sĩ Peter Salama thuộc Tổ chức y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Trong giai đoạn đầu ứng phó dịch, mọi việc đang diễn ra hết sức tốt đẹp, chúng tôi đã có thể lạc quan một cách có thận trọng về vấn đề này”.
Nhân viên y tế tại bệnh viên Bokoro, Công. Ảnh: UN News
Một tháng sau khi bùng phát dịch bệnh Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), các chuyên gia y tế Liên Hiệp Quốc nhận định tiến trình ứng phó với đại dịch đã và đang đạt được nhiều tiến bộ tích cực.
Trả lời báo giới, tiến sĩ Peter Salama thuộc Tổ chức y tế Thế giới (WHO) cho biết: “Trong giai đoạn đầu ứng phó dịch, mọi việc đang diễn ra hết sức tốt đẹp, chúng tôi đã có thể lạc quan một cách có thận trọng về vấn đề này”.
Chia sẻ được đưa ra trong bối cảnh ước tính có khoảng 62 trường hợp nghi nhiễm Ebola trong đợt bùng phát gần đây nhất tại Congo. Trong đó có 38 ca xác nhận nhiễm bệnh và 27 trường hợp tử vong.
Trong một dữ liệu khác có liên quan, Tiến sĩ Peter Salama, Phó Tổng giám đốc WHO phụ trách Ủy ban Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp nhận định: “Chúng tôi thực sự rất khả quan về tiến trình ứng phó với dịch bệnh. Song vẫn còn rất nhiều khó khăn phải trải qua trong giai đoạn 2, trước khi chúng tôi có thể chắc chắn khẳng định đã vượt qua đại dịch Ebola lần này. Từ những khó khăn trong quá khứ, chúng tôi cũng rút ra được bài học rằng không thể đánh giá thấp Ebola”.
Hiện các chuyên gia và đội ngũ y tế đang tập trung triển khai các biện pháp đối phó, ngăn chặn dịch bệnh tại huyện Iboko – nơi được đánh giá là một trong những khu vực có địa lý xa xôi nhất trái đất và là nơi sinh sống chủ yếu của người dân bản địa ít hiểu biết. Tại Iboko có khoảng 80 nhân viên y tế WHO đang tích cực làm việc để đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Đan Lê (Lược dịch từ UN News)