Số ca sinh ở Nhật Bản đang trên giảm xuống thấp nhất trong ba thập kỷ, thậm chí còn giảm mạnh hơn so với đà suy giảm trong những năm gần đây.
Hai trẻ em khóc trong một cuộc thi “Dọa trẻ em khóc” ở Nhật Bản. Ảnh: Asian Nikkei Review.
Từ tháng 1 đến tháng 9, tổng số ca sinh giảm 5,6% trong năm xuống còn 673.800 ca, dữ liệu sơ bộ được công bố vào thứ ba bởi Bộ Y tế nước này cho thấy. Lần gần nhất số tổng ca sinh cả năm thấp nhất là hơn 5% vào năm 1989.
Số liệu này bao gồm các em bé người nước ngoài sinh ra ở Nhật Bản, cũng như các em bé Nhật Bản sinh ra ở nước ngoài.
Số trẻ sơ sinh của Nhật Bản sinh ra tại nước này dự kiến sẽ đạt 870.000 đến 880.000 trẻ trong năm nay - ít hơn khoảng 200.000 trẻ so với một thập kỷ trước và ít nhất trong lịch sử kể từ năm 1899. Năm ngoái, con số chính thức giảm xuống còn 918.000 trẻ, thấp hơn so với con số khoảng 946.000 trẻ của năm 2017.
Một yếu tố lớn trong năm nay là thế hệ vàng của dân số Nhật Bản - những người được sinh ra trong giai đoạn bùng nổ sinh đẻ từ năm 1971 đến 1974 – hiện đều bước sang tuổi 45 trở lên, làm cho số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm mạnh. Kỳ vọng Nhật Bản về việc thế hệ này sẽ làm tăng tỷ lệ sinh đã không thành hiện thực. Tổng tỷ suất sinh của Nhật Bản, hoặc trung bình số trẻ em sinh ra còn sống trong cả cuộc đời của một phụ nữ, cũng giảm năm thứ ba liên tiếp xuống còn 1,42 vào năm 2018.
Một số chuyên gia cho rằng các cặp vợ chồng đã trì hoãn sinh con vào đầu năm nay để chờ đợi kỷ nguyên Reiwa (Lệnh Hòa) bắt đầu vào tháng 5 dưới thời hoàng đế mới.
Các cộng đồng nhỏ hơn đã chìm sâu trong khủng hoảng. Không có một em bé nào được sinh ra vào năm ngoái tại thị trấn Hayakawa, gần Núi Fuji (Phú Sĩ), hoặc ở làng Nosegawa phía nam Osaka. Hàng chục thành phố được ghi nhận có tổng số ca sinh chỉ đạt một con số.
Sự già hóa và dân số bị thu hẹp có thể làm mất ổn định hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản, đồng thời gây áp lực lên lực lượng lao động và làm tăng chi phí y tế cũng như quỹ lương hưu. Chính phủ phải đối mặt với một nhu cầu cấp thiết không chỉ giúp các gia đình có con và nuôi dạy con cái, mà còn phải tăng năng suất của mỗi thành viên hiện có trong xã hội.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)