Thứ Bảy, 14/04/2018 21:09

Nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi “lâu, không đồng đều và không chắc chắn”

Mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra những dự đoán có chiều hướng tích cực hơn cho nền kinh tế toàn cầu trong năm nay. Tuy nhiên cùng lúc, IMF cũng cảnh báo về một quá trình phục hồi “tốn thời gian, không đồng đều và không chắc chắn”.

IMF: Đầu tư công là chìa khóa để phục hồi từ COVID-19Đại dịch COVID-19 tác động mạnh hơn lên người lao động lớn tuổi

Sẽ là một quá trình dài đầy khó khăn để nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau dịch. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn
 

Theo đó, nền kinh tế toàn cầu hiện được dự đoán sẽ giảm tăng trưởng 4,4% trong năm 2020 – mức điều chỉnh tốt hơn so với mức dự báo giảm 4,9% đưa ra hồi tháng 6. Đây là kết quả dự báo được xây dựng trên viễn cảnh giả định quy định giãn cách xã hội gây nên do đại dịch COVID-19 sẽ tiếp tục áp dụng kéo dài đến năm 2021 và tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng sẽ giảm ở khắp mọi nơi vào cuối năm 2022.

Nhà kinh tế trưởng của IMF Gita Gopinath cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất rằng: “So với hồi tháng 6, chúng tôi đang nhìn thấy một cuộc suy thoái nhẹ hơn, mặc dù vẫn còn sâu vào năm 2020”. Đây là kết quả được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng tốt hơn mong đợi của các nền kinh tế tiên tiến và Trung Quốc trong Quý II của năm, cùng với những dấu hiệu tích cực có thể sẽ diễn ra vào Quý III.

Tuy nhiên, báo cáo triển vọng cũng cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 còn lâu mới kết thúc.

Theo bà Gita Gopinath, trong nền kinh tế toàn cầu đang trên đà quay trở lại, quá trình phục hồi có thể sẽ kéo dài, không đồng đều và không chắc chắn. Trong đó thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ giảm 3,3% tăng trưởng trong năm nay. Song ở những nơi như Ấn Độ, GDP thậm chí giảm hơn 10%. Mỹ dự kiến sẽ giảm 4,3% tăng trưởng và con số này ở Anh, Pháp, Italy và tây Ban Nha là vào khoảng 10%. Có thể nói hiện các nền kinh tế ở khắp mọi nơi đều phải đối mặt với những con đường khó khăn để trở lại mức hoạt động như trước đại dịch. Đây là tình trạng dễ nhìn thấy ở nhiều quốc gia châu Âu, khi họ đã nới lỏng các lệnh cấm và lệnh hạn chế vào đầu mùa hè, song lại một lần nữa phải thắt chặt biện pháp phòng chống dịch khi các ca nhiễm tăng mạnh trở lại vào tháng 9.

Trong một thông tin khác có liên quan, nợ quốc gia ở các nền kinh tế phát triển dự kiến đạt 125% GDP vào cuối năm 2021 và chiếm khoảng 65% GDP ở các nước đang phát triển trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, IMF không quá lo lắng về vấn đề này bởi lãi suất thấp, cộng thêm sự phục hồi kinh tế vào năm 2021 sẽ giúp các nước trả một số khoản nợ mới.

Trước vấn đề này, IMF đề nghị: “Để đảm bảo nợ sẽ tồn tại ở mức độ trung hạn, các chính phủ có thể tăng tính lũy tiến của thuế và đảm bảo rằng các tập đoàn đóng thuế theo tỷ lệ hợp lý, đồng thời giảm thiểu chi tiêu lãng phí”. Ngoài ra, cần xem xét giải quyết căng thẳng địa chính trị, xung đột thương mại, thiên tai, kể cả những thay đổi về điều kiện tài chính và nguy cơ bùng phát các dịch bệnh tiếp theo bởi đây vẫn là những rủi ro làm giảm dự báo của tổ chức này.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OPEC Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay
OPEC: Giá dầu có khả năng sẽ phục hồi trong năm nay

Giá dầu có thể sẽ phục hồi trong năm 2023, với số lượng ngày càng tăng các dự báo cho thấy khả năng quay trở lại mức 100 USD/thùng, Hãng thông tấn Reuters dẫn lời các quan chức từ các quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho hay.

ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học
ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tờ The Straits Times, của các tác giả là ông Shawn Lum, Chủ tịch Hiệp hội Tự nhiên (Singapore) và ông Vinayagan Dharmarajah, Giám đốc khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BirdLife International (Vương quốc Anh).