Chủ Nhật, 22/09/2019 06:32

Giá dầu tăng cao, IEA kêu gọi cắt giảm nhu cầu sử dụng năng lượng

Những tuần gần đây, giá dầu thế giới đã có nhiều biến động mạnh, bao gồm việc tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong tháng 3 trước khi giảm hơn 20% vào tuần trước. Trong phiên giao dịch sáng 21/3 tại châu Á, giá dầu thô kỳ hạn đã tăng hơn 3%, trong đó giá dầu Brent chuẩn toàn cầu ở mức 111,46 USD/thùng và giá dầu WTI giao sau ở mức 108,25 USD/thùng.

IEA: Khủng hoảng năng lượng có thể đe dọa phục hồi kinh tếIEA: Khủng hoảng năng lượng có thể đe dọa phục hồi kinh tếIEA: Nhu cầu khí đốt phục hồi, đe dọa các mục tiêu về khí hậu quốc tếCăng thẳng Nga-Ukraine đẩy giá lúa mì, dầu ăn tăng mức cao kỷ lục

EA kêu gọi cắt giảm nhu cầu sử dụng năng lượng trong bối cảnh giá dầu tăng cao. Ảnh: Tạp chí Công Thương

Trong một nhận định ngày 21/3, Ngân hàng Mizuho cho rằng, hai yếu tố đang đẩy giá dầu lên cao hơn là sự không chắc chắn kéo dài giữa Nga-Ukraine, với các cuộc đàm phán hòa bình đến giờ dường như vẫn chưa đạt được những tiến triển quan trọng; và hy vọng những tác động vì COVID-19 mới nhất của Trung Quốc có thể ít nghiêm trọng hơn dự đoán, với kỳ vọng các hạn chế sẽ sớm được nới lỏng, đẩy nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng trở lại. Cuối tuần trước, Thâm Quyến đã mở cửa trở lại một phần, với 5 quận được phép khôi phục lại hoạt động và nối lại các phương tiện giao thông công cộng, Reuters đưa tin.

Trong khi đó, việc thắt chặt nguồn cung tiếp tục khiến thị trường lo lắng, làm dấy lên lời kêu gọi của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) về “các biện pháp khẩn cấp” để giảm nhu cầu sử dụng dầu.

Theo Ngân hàng Khối thịnh vượng chung Australia, giá dầu gần đây đã giảm xuống dưới mức đỉnh vì các thị trường chủ yếu vẫn định giá dầu bằng cách “đánh giá khả năng có một giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột Ukraine”. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn cung, liên quan đến các lệnh trừng phạt hiện tại đối với Nga, sẽ có vai trò chi phối nhiều hơn trong việc xác định giá dầu, ông Vivek Dhar - Giám đốc nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng của ngân hàng này nhận xét.

Báo cáo mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) cho thấy một số nhà sản xuất vẫn đang thiếu hạn ngạch nguồn cung, và tổ chức này đã bỏ lỡ mục tiêu cung cấp hơn 1 triệu thùng dầu/ngày, Reuters đưa tin.

Trong một kế hoạch gồm 10 điểm, IEA đã đưa ra các đề xuất nhằm giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng, bao gồm giảm tốc độ giới hạn cho các phương tiện vận tải, làm việc tại nhà tối đa 3 ngày/tuần và hạn chế đi công tác bằng đường hàng không.

IEA nêu rõ: “Chúng tôi ước tính việc thực hiện đầy đủ các biện pháp này ở các nền kinh tế tiên tiến có thể cắt giảm nhu cầu tiêu thụ dầu khoảng 2,7 triệu thùng/ngày trong vòng 4 tháng tới, so với mức hiện tại”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters & CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Trồng răng implant ở đâu tốt nhất tại TPHCM
Trồng răng implant ở đâu tốt nhất tại TPHCM?

Xu hướng trồng răng implant đang ngày càng nở rộ trong cộng đồng người tiêu dùng Việt Nam bởi những lợi ích của nó so với phương pháp trồng răng truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết đến địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành trồng răng implant tại TPHCM. Cùng chúng tôi khám phá bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này.