Thứ Tư, 23/01/2019 06:30

Bảo hiểm y tế cho đồng bào dân tộc: Cần chính sách hỗ trợ hợp lý

Thừa Thiên Huế có khoảng 7.000 người không còn nằm trong diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí bắt đầu từ 1/7/2021. Điều này đã tác động tới nhiều người dân và cần có những giải pháp hỗ trợ.

Thông tuyến để “phủ sóng” bảo hiểm y tếSan sẻ với người lao độngSử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên VssID để khám chữa bệnh từ 1/6

Bệnh viện T.Ư Huế khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân

Khó như bỏ tiền túi

Xã Hương Sơn (Nam Đông) có 100% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, lâu nay được Nhà nước hỗ trợ BHYT miễn phí. Tuy nhiên, Hương Sơn trở thành xã nông thôn mới đã không nằm trong danh sách được Chính phủ phê duyệt các xã khu vực III, khu vực II và khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 – 2025, nghĩa là không được hỗ trợ cấp thẻ BHYT miễn phí. Dẫu biết, sẽ có nhiều chính sách phù hợp tiếp tục đồng hành với người dân, nhưng trước mắt hơn 1.500 người tự bỏ tiền túi ra để mua thẻ BHYT hộ gia đình là không dễ. Đây cũng chính là thực trạng chung của hơn 7.000 người dân ở các xã thuộc hai huyện miền núi Nam Đông và A Lưới.

Tôi hỏi Chủ tịch UBND xã Hương Sơn, Hồ Thanh Nghi, liệu điều này có đường đột không khi bắt đầu từ 1/7 đã có hiệu lực? Ông Nghi cho rằng, Chính phủ phê duyệt danh sách từ đầu tháng 6/2021 nhưng đến đầu tháng 7 giá trị thẻ BHYT của bà con mới hết hạn. Hơn nữa, từ đầu năm chính quyền địa phương đã phối hợp với các đại lý thu tư vấn, hỗ trợ cho người dân tích cóp để mua thẻ BHYT hộ gia đình. Mục tiêu của Hương Sơn đặt ra là vận động khoảng 95% người dân  tham gia BHYT hộ gia đình trong năm 2021.

Bao nhiêu năm được cấp thẻ BHYT miễn phí, được hưởng chế độ chính sách BHYT 100% thì nay lại phải tự bỏ tiền túi ra nộp, rồi mức hưởng chỉ còn 80% nên nhiều người lo lắng cũng là điều dễ hiểu. Anh Huỳnh Thế M., một bệnh nhân ở A Lưới về điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế kể, bản thân mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối nhiều năm nay. Mỗi tháng tôi phải về bệnh viện để chạy thận nhân tạo. Lâu nay, tôi được thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh, nhưng từ 1/7, mỗi lần chạy thận tôi chỉ được chi trả 80% chi phí, nghĩa là phải đóng tầm 4 triệu đồng, một khoản tiền rất lớn đối với gia đình tôi.

Toàn tỉnh có khoảng 7.000 người phải mua BHYT theo hộ gia đình; trong đó, Nam Đông là 4.500 người và A Lưới là 2.500 người. Riêng các trường hợp nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, đối tượng bảo trợ ở tại các xã này vẫn tiếp tục được cấp thẻ BHYT miễn phí theo quy định. Tuy nhiên, cả hai huyện này mới có 1.200 người dân mua thẻ BHYT hộ gia đình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đồng bào chưa mặn mà, khi nhiều gia đình đông con nên số tiền phải nộp lên đến bạc triệu. Tâm lý ỷ lại do bao năm được Nhà nước bao cấp vẫn còn nặng nề, khiến tư tưởng không thông nên đại lý thu có đến tuyên truyền vận động kiểu gì nhiều người cứ lắc đầu nguầy nguậy.

Nâng cao chất lượng KCB cho bệnh nhân ở cơ sở

Linh hoạt tuyên truyền, hỗ trợ

Vấn đề đặt ra là, nếu cứ thu BHYT hộ gia đình gặp khó khăn, chắc hẳn việc thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT đặt ra những thách thức không nhỏ đối với cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành trên địa bàn. Hơn nữa, mỗi khi không có thẻ BHYT, dẫn đến việc có nguy cơ tái nghèo nếu bị ốm đau, ngân sách Nhà nước và ngân sách tỉnh phải chi cho an sinh xã hội, bảo trợ xã hội tăng lên.

Để đảm bảo người dân có thẻ BHYT và phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu bao phủ BHYT năm 2021, không còn cách nào khác là phải tăng cường tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức và huy động mọi nguồn lực để bà con tham gia BHYT. Ông Nguyễn Định, Giám đốc BHXH huyện Nam Đông, cho hay: “Bất cứ giờ nào, hễ có người dân ở nhà là chúng tôi đến vận động, nhà ở cách nhau rất xa nên nhiều đại lý phải tranh thủ buổi tối đến tận nhà để tuyên truyền. Thậm chí, có nhiều đại lý thu đã cho người dân mượn tiền hoặc cho trả góp để kịp thời nối thẻ, nhất là những người mắc bệnh mãn tính”.

Công tác truyền thông cần thay đổi phù hợp với đặc thù của từng nhóm đối tượng, từng khu vực. “Chúng ta cần phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, cá nhân có uy tín trong các khu dân cư để vận động người dân tham gia BHYT. Tập trung tuyên truyền, vận động đối tượng tại các xã vùng I, xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tham gia BHYT để đạt tỷ lệ theo quy định về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Cùng với đó, huy động các nguồn lực xã hội, nhà hảo tâm, tổ chức xã hội từ thiện tặng thẻ BHYT cho các đối tượng khó khăn” - ông Nguyễn Văn Hiển, Giám đốc BHXH huyện  A Lưới cho hay.

Việc thực hiện Quyết định số 861 sẽ làm thay đổi một số chính sách dành cho vùng khó khăn. BHXH tỉnh đang phối hợp với các ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền tới người dân để tạo sự đồng thuận trong quá trình thực hiện; đồng thời đề xuất những chính sách hợp lý hỗ trợ cho những đối tượng thực sự khó khăn, cần sự giúp đỡ của cộng đồng..

Bài, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi
Những điểm mới đáng chú ý trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 gồm 12 Chương, 121 Điều (tăng 3 Chương và 30 Điều so với Luật năm 2009). Với những điểm mới của Luật sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở
Giám sát, gỡ khó cho tuyến y tế cơ sở

Tại buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang (Trung tâm) chiều 20/2, ông Dương Thanh Bình, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội đánh giá cao công tác phòng chống dịch COVID-19 của đơn vị này.

Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử
Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử

“Chuyển khoản nghe”, “quẹt thẻ hí” trở thành câu nói hết sức quen tai trong thời gian gần đây, khi nhiều người dù được coi là “lạc hậu” hay “mù công nghệ” cũng đã dần ‘nhập cuộc” với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.