Thứ Năm, 08/08/2019 14:14

Cảnh báo nguy cơ rối loạn vị giác hoặc khứu giác sau khi mắc COVID-19

Gần đây, giới khoa học tiếp tục chỉ ra thêm một triệu chứng mới sau khi mắc COVID-19, đó là rối loạn vị giác hoặc khứu giác (TSD).

Tạo điều kiện để công dân Việt Nam nhập cảnh về nướcNghị sĩ Mỹ tưởng niệm 900.000 người chết vì COVID-19Canada: Thủ đô Ottawa ban bố tình trạng khẩn cấp để đối phó biểu tìnhCOVID-19: Nga bãi bỏ quy định cách ly 14 ngày đối với F1Học sinh, sinh viên các nước đang phát triển gánh chịu “vết sẹo đại dịch” sâu hơn gấp đôiWHO cảnh báo mối đe doạ từ rác thải y tế COVID-19Canada tìm cách tiếp cận "bền vững" hơn để đối phó với COVID-19Tận dụng khung chuyển đổi số để tăng tốc, bứt phá sau đại dịch COVID-19

Người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Washington, DC, Mỹ ngày 5/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 5,7 triệu người trên thế giới. Căn bệnh này có thể khiến người bệnh gặp nhiều triệu chứng như nhức đầu, ho, đau cơ, khó thở, tiêu chảy và đau khớp. Gần đây, giới khoa học tiếp tục chỉ ra thêm một triệu chứng mới liên quan căn bệnh này, đó là rối loạn vị giác hoặc khứu giác (TSD).

Hiện mối quan hệ giữa mức độ phản ứng miễn dịch, TSD và mối liên quan của chúng với các triệu chứng khác của bệnh COVID-19 vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy dữ liệu nghiên cứu về dài hạn vẫn còn hạn chế, nhưng TSD được ghi nhận có thể tồn tại dai dẳng ở một số bệnh nhân COVID-19.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên trang y khoa medRxiv, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích nhằm "nhận diện" những trường hợp có nguy cơ mắc TSD, tìm hiểu mối quan hệ giữa TSD và mức độ phản ứng miễn dịch, đồng thời mô tả các triệu chứng liên quan đối với bệnh nhân có hoặc không bị TSD.

Nghiên cứu được tiến hành với tổng cộng 93.610 người trưởng thành. Họ được yêu cầu hoàn tất trả lời 2 danh mục câu hỏi phục vụ khảo sát trong thời gian từ ngày 1/4/2020 - 27/5/2020. Những người tham gia cũng cung cấp các mẫu máu khô (DBS) để xét nghiệm huyết thanh, nhằm xác định các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ngoài ra, dữ liệu về mức tiêu thụ rượu, tình trạng hút thuốc và chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng được thống kê và được xem là những yếu tố quan trọng để tiến hành nghiên cứu.

Theo các nhà khoa học, những người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu ít nhất hai ly mỗi ngày và giới tính nữ có xác suất mắc TSD cao hơn so với trường hợp còn lại. Kết quả cho thấy trong số những người tham gia có 71,2% số phụ nữ ở độ tuổi trung bình là 51 bị mắc TSD. Ngoài ra, những người ở độ tuổi 30, 50, 60 hoặc 70 (cả nam lẫn nữ) cho thấy xác suất mắc TSD cao hơn so với những người ở lứa tuổi 40 tuổi.

TSD cũng được xác định có thể gây ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, trong đó hầu hết các trường hợp mắc TSD có liên quan đến nhiều triệu chứng khác nhau.

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.