Thứ Bảy, 07/09/2019 16:38

Phong tước Hiệp Sĩ cho cố bác sĩ Carlo Urbani

Chiều 7/3, Chính phủ Ý cùng Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế và các đối tác đã tổ chức lễ tưởng niệm và trao Huân chương Ngôi sao Ý cho cố bác sĩ Carlo Urbani.

Trao bằng cho gần 400 tân tiến sĩ, chuyên khoa cấp ICOVID-19 thế giới 12-12: Ấn Độ, Singapore làm được kit phát hiện nhanh OmicronTest nhanh kháng nguyên COVID-19 cho 1.500 sinh viên trước khi học tập trung

Buổi lễ phong tước Hiệp Sĩ cho cố bác sĩ Carlo Urbani

Tham dự buổi lễ, về phía Chính phủ Ý có ông Antonio Alessandro, Đại sứ nước Cộng hòa Ý tại Việt Nam, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế. Tham dự trực tuyến có đại diện Tổ chức Y tế thế giới và phu nhân của cố bác sĩ Carlo Urbani.

Bác sĩ Carlo Urbani là một bác sĩ xuất chúng người Ý và là một chuyên gia y tế của Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam. Ông là người đầu tiên ghi nhận những trường hợp đầu tiên của một căn bệnh truyền nhiễm hoàn toàn mới, sau này được đặt tên là hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) và đã cướp đi sinh mạng của bác sĩ Carlo Urbani.

Để ghi nhận và tri ân sự hy sinh anh dũng của bác sĩ Carlo Urbani, Chính phủ Ý đã quyết định tài trợ cho dự án Carlo Urbani tập trung vào nâng cao năng lực giám sát dịch tễ học, chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp và các bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái phát khác tại Việt Nam, được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2012.

Buổi lễ phong tước hiệp sĩ cho bác sĩ Carlo Urbani là dịp tôn vinh những cống hiến to lớn và sự hy sinh cao cả của cố bác sĩ Carlo Urbani trong phát hiện, xác định và ứng phó nhanh chóng các bệnh mới nổi, đóng góp vào an ninh sức khỏe toàn cầu.

Cuối thập niên 1990, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế bắt đầu thiết lập các quan hệ hợp tác với các đại học và các bệnh viện đại học tại Cộng hòa Ý. Mối quan hệ hợp tác giữa Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế và Đại học Sassari đã được nâng lên một tầm cao mới khi Dự án Xây dựng Trung tâm Carlo Urbani, do Chính phủ Ý tài trợ tập trung vào xây dựng năng lực giám sát dịch tễ, chẩn đoán và điều trị bệnh suy hô hấp cấp và các bệnh nhiễm trùng mới nổi và tái nổi tại Việt Nam. Những kết quả đạt được đã phát huy tối đa hiệu quả trong 2 năm đại dịch COVID-19 vừa qua.

Tin, ảnh: Bạch Châu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế là ngôi nhà thứ hai của tôi
Huế là ngôi nhà thứ hai của tôi

17 năm gắn bó với Trường đại học Y Dược (ĐHYD) Huế, với Giáo sư Piero Cappuccinelli (Đại học Sassari, Viện sĩ Viện Hàn lâm Ý, Giám đốc Dự án Carlo Urbani, Giáo sư danh dự của Đại học Huế), Trường ĐHYD và Huế trở thành ngôi nhà thứ hai. Trong dịp về Huế gần đây, Giáo sư Piero Cappuccinelli đã dành cho Thừa Thiên Huế Cuối tuần một cuộc trò chuyện cởi mở.

“Hiệp sĩ” cửa Đông Ba
“Hiệp sĩ” cửa Đông Ba

Khi lượng người đổ về cửa Đông Ba nhiều, nguy cơ ách tắc giao thông cao cũng là lúc các “hiệp sĩ” không ai bảo ai cầm gậy, cầm còi bước ra đường làm “dải phân cách sống” và điều tiết giao thông. Hơn 20 năm nay, các thành viên Tổ tự quản cửa Đông Ba không chỉ hóa giải ùn tắc giao thông ở khu vực này mà còn làm được nhiều việc hơn thế.