Thứ Sáu, 08/03/2019 09:32

Thử nghiệm giai đoạn 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị COVID-19

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết: Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với Công ty Xenothera (Pháp) về hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị COVID-19 do công ty nghiên cứu và phát triển.

Bộ Y tế tiếp tục phân bổ 54.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19WHO theo dõi biến thể mới, nghiên cứu nọc rắn làm thuốc trị COVID-19Nhật Bản phát hiện một biến thể Delta mới của virus SARS-CoV-2Trung tâm hồi sức người bệnh COVID-19 Trung ương Huế tại TP. Hồ Chí Minh đón bệnhCông điện của Thủ tướng về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch trên toàn quốcVì sao nhiều người khi đi tiêm vaccine COVID-19 lại tăng huyết áp đột ngột?Bộ Y tế tiếp tục xuất cấp 30.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID-19

Điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện dã chiến. Ảnh: TTXVN

Cùng tham dự cuộc họp còn có lãnh đạo, chuyên viên Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Quản lý Dược, một số tập đoàn lớn của Việt Nam và các chuyên gia. Đại diện phía Pháp có bà Odile Duvaux, Chủ tịch và ông Bernard Vanhove, Giám đốc Điều hành Công ty Xenothera.

Theo Bộ Y tế: Hỗn dịch truyền XAV-19 là kháng thể đa dòng chuyên điều trị bệnh nhân SARS-CoV-2 thể trung bình, được Xenothera phát triển dựa trên công nghệ sản xuất kháng thể bản quyền của hãng, kết hợp giữa bí quyết trong các lĩnh vực di truyền học và miễn dịch học. Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và 2 cho thấy thuốc đảm bảo tính an toàn và có hiệu quả tốt trong việc ngăn bệnh tiến triển xấu hơn, có tác dụng trung hoà virus và giảm viêm ở bệnh nhân.

Đặc tính đa dòng của thuốc XAV-19 được ghi nhận có hiệu quả chống lại các biến chủng SARS-CoV-2 đã được phát hiện đến thời điểm này. Kháng thể đa dòng này cũng có khả năng tạo miễn dịch tức thời và ngăn chặn vi-rút xâm nhập vào các tế bào. Đây là khác biệt quan trọng so với các kháng thể đơn dòng đang được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ở giai đoạn mới nhiễm.

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của XAV-19 hiện đang được thực hiện tại Pháp và một số quốc gia châu Âu (Hi Lạp, Bulgaria, Romania, Tây Ban Nha…). Chủ tịch Xenothera , bà Odile Duvaux cho biết hãng sẵn sàng hợp tác thử nghiệm giai đoạn 3 tại Việt Nam và bày tỏ thiện chí trong việc trao đổi sâu hơn về việc chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể chủ động sản xuất trong tương lai.

Trước đó vào cuối tháng 5/2021, Xenothera cũng đã nhận được đơn hàng của Bộ Y tế và Đoàn kết Pháp đặt trước 30.000 liều XAV-19, dự kiến bắt đầu cung cấp cho các bệnh nhân tại Pháp sau khi được phê duyệt sử dụng trong tình huống khẩn cấp.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đánh giá cao những kết quả đáng khích lệ mà XAV-19 đã đạt được sau thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2, đồng thời khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác thử nghiệm giai đoạn 3 và tiếp nhận chuyển giao công nghệ với mong muốn sớm bổ sung được nguồn thuốc điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 trong nước nếu thử nghiệm cho kết quả khả quan.

Ngay sau buổi làm việc trực tuyến, qua sự kết nối của AIC Group, một tập đoàn trong nước đã trao đổi các nội dung cụ thể và chuẩn bị ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, chuyển giao công nghệ sản xuất XAV-19 với Công ty Xenothera.

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.