Thứ Tư, 27/03/2019 08:06

Vaccine COVID-19 có ảnh hưởng lâu dài tới tim mạch?

Cho đến nay, đã có một số báo cáo về biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 liên quan đến tim mạch nhưng không phổ biến. Nhiều thắc mắc được đặt ra là liệu vaccine có gây ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch không?

Thuốc tim mạch có thể giúp ngăn ngừa cục máu đông ở bệnh nhân COVID-19Thừa Thiên Huế: Triển khai tiêm chủng kịp thời và đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế530 can phạm, phạm nhân được tiêm vắc xin ngừa COVID - 19Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thúc giục hợp tác quốc tế về vắc xin ngừa COVID-19Thủ tướng yêu cầu không thu phí, trục lợi trong tiêm vaccine phòng COVID-19

Mặc dù vaccine COVID-19 an toàn cho công chúng, nhưng bạn có thể sẽ gặp những tác dụng phụ sau tiêm. Mỗi cơ thể với cấu trúc khác nhau, tác động của việc tiêm chủng cũng có thể khác nhau, khiến một số người có phản ứng phụ trong khi những người khác thì không.

Vaccine chủng ngừa COVID-19 và sức khỏe tim mạch

Bệnh nhân tim nằm trong danh sách những người có nguy cơ cao dễ trở nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2. COVID-19 có thể gây tổn thương cơ tim cấp tính và tổn thương mạn tính đối với hệ thống tim mạch. Do đó, các cơ quan y tế trên toàn cầu đã khuyến cáo những người có bệnh tim tiềm ẩn nên chủng ngừa càng sớm càng tốt.

Cho đến nay, một số tác dụng phụ hoặc biến chứng nghiêm trọng do vaccine COVID-19 gây ra là hội chứng Guillen-barre, tăng cục máu đông, viêm cơ tim hoặc sốc phản vệ (phản ứng dị ứng cấp tính với kháng nguyên). Hầu hết các tác dụng phụ này đã được báo cáo không quá một tháng sau khi tiêm chủng. Trên toàn cầu cũng đã có một vài ca tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), một số trường hợp bị viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vaccine mRNA (vaccine 2 liều Pfizer và Moderna) đã xảy ra, đặc biệt là ở người trẻ.

Vậy, vaccine COVID-19 có an toàn cho những người có vấn đề về sức khỏe tim mạch không?

Trước hết, các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến vaccine COVID-19 rất ít. Các báo cáo khẳng định vaccine COVID-19 không chỉ an toàn cho những người mắc bệnh tim mà còn là nhu cầu cần thiết. Các cơ quan y tế đã khuyến nghị mọi người không nên tránh tiêm phòng vì sợ hãi hoặc thông tin sai lệch.

Đầu năm 2021, Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã kêu gọi mọi người tiêm vaccine COVID-19, nhấn mạnh tầm quan trọng của những người có các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh tim, đau tim và những người sống sót sau đột quỵ phải tiêm vaccine càng sớm càng tốt. Đối với một số cá nhân có bệnh tim từ trước, các tác dụng phụ (sốt, mệt mỏi, đau đầu và đau khớp) sẽ giống như những người khỏe mạnh không có bệnh lý nền. Vì vậy, theo dữ liệu hiện có, việc tiêm vaccine là hoàn toàn an toàn cho những người bị bệnh tim.

Tiêm vaccine COVID-19 có gây ra bất kỳ tác động lâu dài nào đến sức khỏe tim mạch không?

Cho đến nay, chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng lâu dài đối với sức khỏe tim mạch của vaccine COVID-19. Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm chủng và kiểm tra liên tục sau khi tiêm.

Tuân thủ các nguyên tắc phòng ngừa COVID-19 sau khi tiêm chủng

Tiêm chủng không bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp này mà chỉ làm giảm nguy cơ. Ngay cả sau khi tiêm vaccine đầy đủ, bạn vẫn phải tuân theo các quy tắc phòng ngừa COVID-19 như giữ khoảng xã hội, đeo khẩu trang, vệ sinh thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng và nước và quan trọng hơn, ở nhà và tránh ra ngoài khi không cần thiết.

Theo VOV.VN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gia hạn giấy đăng ký lưu hành gần 8 880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế
Gia hạn giấy đăng ký lưu hành gần 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có quyết định công bố Danh mục 8.880 thuốc, nguyên liệu làm thuốc có giấy đăng ký lưu hành được tiếp tục sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 80/2023/QH15. Đây là đợt gia hạn đầu tiên của năm 2023 theo Nghị quyết số 80 của Quốc hội.

Số ca tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹ
Số ca tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹ

Ngày 6/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cho biết, số ca đến tiêm vắc xin phòng bệnh dại tăng nhẹ. Trong tháng 1/2023, có 165 trường hợp đến tiêm, trong đó có 83 nam, 82 nữ; dưới 15 tuổi: 6 người, từ 15-24: 74 người, từ 25-49: 68 người. Hơn 90% ca trong số nói trên bị chó cắn.