Thứ Bảy, 05/08/2017 16:04

WHO: Thế giới đứng trước “cánh cửa cơ hội” để ngăn chặn virus corona

Hãng thông tấn AFP ngày 5/2 dẫn lời Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, thế giới đứng trước "cánh cửa cơ hội" để ngăn chặn sự lây lan của một loại virus mới nguy hiểm.

ASEAN đối phó với mối đe dọa từ virus CoronaWHO phát động chiến dịch chống lại nguồn tin sai lệch về virus coronaWHO: Phải tin tưởng, ủng hộ tiến trình đối phó virus Corona của Trung QuốcIMF: Virus corona có nguy cơ làm giảm tốc kinh tế toàn cầuCơn sốt khẩu trang do virus corona trên toàn cầu

Bảng thông tin về virus corona tại sân bay Heathrow, Anh. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh, số người nhiễm virus corona ở Trung Quốc đã tăng vọt lên 24.000 người, trong khi hàng triệu người khác được yêu cầu ở trong nhà.

Người đứng đầu cơ quan y tế của Liên Hiệp quốc (LHQ) cũng lên tiếng kêu gọi sự đoàn kết lớn hơn.

"Trong khi 99% trường hợp nhiễm bệnh là ở Trung Quốc, thì ở phần còn lại của thế giới chỉ có 176 trường hợp. Điều đó không có nghĩa là tình hình sẽ không trở nên tồi tệ hơn. Nhưng chắc chắn rằng, chúng ta có cánh cửa cơ hội để hành động... Chúng ta đừng bỏ lỡ cơ hội này", Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong một cuộc họp ở thành phố Geneva, Thụy Sĩ.

Bên cạnh đó, người đứng đầu WHO cũng cho biết: "Một số quốc gia có thu nhập cao chậm trễ trong việc chia sẻ dữ liệu quan trọng với WHO. Không có dữ liệu tốt hơn, chúng tôi rất khó để đánh giá đợt bùng phát đang diễn biến như thế nào, hoặc tác động mà nó có thể gây ra, cũng như để đảm bảo chúng tôi cung cấp các khuyến nghị phù hợp nhất".

Được biết, hơn 20.400 trường hợp nhiễm virus đã được xác nhận tại Trung Quốc, kể từ khi chủng virus mới này được phát hiện lần đầu tiên vào ngày 31/12.

Số người tử vong do chủng mới của virus corona ở Trung Quốc đã tăng vọt lên tới 490 người và hơn 20 quốc gia hiện đã xác nhận các trường hợp nhiễm virus. WHO cũng đã tuyên bố đây là một trường hợp khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.

Trong một cuộc họp diễn ra trước đó vào ngày 4/2, người đứng đầu về chiến lược khẩn cấp của WHO, ông Scott Pendergast nhấn mạnh, việc ngăn chặn sự lây lan quốc tế của virus sẽ đòi hỏi sự cung cấp hỗ trợ đáng kể cho các quốc gia có hệ thống y tế yếu hơn.

Trọng tâm chính là hỗ trợ các quốc gia đó để "đảm bảo họ có khả năng phát hiện, chẩn đoán và nhanh chóng cách ly những trường hợp nhiễm virus".

Cũng theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO đang gửi khẩu trang, găng tay, mặt nạ phòng độc và 18.000 áo choàng cách ly bảo vệ tới 24 quốc gia, cũng như 250.000 bộ dụng cụ xét nghiệm nhằm tăng tốc quá trình chẩn đoán những người nhiễm virus.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.