Thứ Hai, 02/07/2018 15:28

Yêu thương ấm áp

Trong nhiều thành tựu nổi bật đạt được trong những năm trở lại đây, Bệnh viện Trung ương Huế đang khẳng định được vị thế rất đặc biệt khi là đơn vị xạ trị đầu tiên trong cả nước áp dụng xạ trị cho trẻ em.

Bệnh nhi thứ 5 được ghép tế bào gốc ra việnBệnh viện Trung ương Huế hỗ trợ kỹ thuật để kiểm soát Whitmore

Chuẩn bị kỹ lưỡng cho trẻ trước khi xạ trị

“Chúng tôi rất yên tâm”

Bệnh viện Trung ương Huế hiện là một trong ba bệnh viện đa khoa lớn và tiên tiến nhất Việt Nam. So với cách đây 5 năm, tổng số lần khám bệnh của tăng 28%; tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 30%; tổng số trung, đại phẫu và phẫu thuật đặc biệt tăng 15%. Bệnh viện đã triển khai kỹ thuật mới nhiều nhất trong toàn quốc với tổng số gần 18 nghìn loại kỹ thuật. Nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu ngang tầm khu vực và quốc tế. Riêng trong lĩnh vực ung thư, trong 5 năm, bệnh viện đã xạ trị 178 ca bệnh nhi; trong đó, có 45 ca xạ nhi có gây mê, là đơn vị đầu tiên triển khai tại Việt Nam.

Từ Hà Nội, ông Dương Văn Ích vào “tạm trú” tại Trung tâm Ung bướu (Bệnh viện Trung ương Huế) để phụ cùng con rể chăm sóc cháu ngoại Nguyễn T. L. đang được xạ trị tại đây. L. năm nay 4 tuổi, nhưng con đã bị xác định u ác ở não từ lúc 3 tuổi và đã trải qua 2 cuộc phẫu thuật ở Hà Nội. Do các bệnh viện lớn ở Hà Nội không thực hiện xạ trị có gây mê cho trẻ dưới 7 tuổi, nên T. L. được giới thiệu vào Bệnh viện Trung ương Huế để tiếp tục xạ trị. Nhìn cháu ngoại vui chơi cùng các bạn trong phòng bệnh, ông Ích cũng vui lây. “Trước khi đưa con vào Huế, từ lời giới thiệu của bệnh viện ở Hà Nội và qua bạn bè, ba của T. L. đã tham khảo rất kỹ năng lực xạ trị của Bệnh viện Trung ương Huế. Vào đây rồi, cháu được chữa trị tốt, các bác sĩ cho đến các cô điều dưỡng, hộ lý ai cũng dễ thương, chăm sóc tốt cho cháu nên gia đình rất yên tâm”, ông Ích tâm sự. Và với ông, niềm hạnh phúc lớn nhất là mỗi ngày được thấy sức khỏe của T. L. tốt hơn. Tuy vẫn còn những lúc cáu bẳn, mệt mỏi nhưng cháu đã chịu chơi và cười nhiều hơn.

Trẻ được "đánh lạc hướng" bằng thiết bị phụ trợ để hợp tác hơn trong xạ trị 

Phòng bệnh của T. L. nằm gọn trong Trung tâm Ung bướu, được trang trí tranh tường bằng những hình nhân vật hoạt hình dễ thương với màu sắc tươi sáng. Đây là không gian riêng dành cho các bệnh nhi được xạ trị. Phòng bệnh có hơn 10 bệnh nhi. Mỗi bệnh là một hoàn cảnh, nhưng các bố các mẹ không ai lạc lõng, buồn tủi, bởi phần lớn trong số đó đều được các bệnh viện lớn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh giới thiệu về đây. Quan trọng hơn nữa là các con đang được chăm sóc, điều trị rất tốt.

Nói về xạ trị ung thư nhi, TS. Bùi Ngọc Lan, Trưởng khoa Ung bướu – Huyết học, Bệnh viện Nhi Trung ương đánh giá cao các đồng nghiệp ở Bệnh viện Trung ương Huế: Bệnh viện Trung ương Huế là địa chỉ tốt để chúng tôi gửi các bệnh nhi cần phải xạ trị. Các bạn có trình độ chuyên môn tốt, có điều kiện chăm sóc tốt cho các cháu nên chúng tôi rất yên tâm.

Yêu thương dành cho trẻ

Năm 2015, thông qua dự án ODA của Chính phủ Áo, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam lắp đặt và đưa vào sử dụng máy xạ trị gia tốc thế hệ mới Axesse Elekta trong lĩnh vực điều trị ung thư. Hệ thống máy xạ trị Axesse Elekta là máy xạ trị gia tốc thế hệ mới nhất trên thế giới về điều trị các khối u. Ưu điểm của hệ thống này là độ chính xác rất cao và ảnh hưởng rất ít đến các tế bào khỏe mạnh xung quanh. Tuy nhiên, đến thời điểm này kỹ thuật này đã dần phổ biến ở các bệnh viện lớn trong nước. Trong khi đó, cũng trên nền tảng hệ thống máy gia tốc này, Bệnh viện Trung ương Huế đã phát triển thành một điểm sáng mới và đang đi đầu trong cả nước - xạ trị nhi.

Định hình cho trẻ trước khi xạ trị

Trong quy trình điều trị u đặc ở trẻ em (những u không phải là u huyết học), xạ trị là một mắt xích rất quan trọng, nhưng mắt xích này lại chưa được các cơ sở xạ trị trong nước quan tâm. Năm 2013, lần đầu tiên Bệnh viện Trung ương Huế đã áp dụng thành công phương pháp xạ trị u não có gây mê ở trẻ em, với trường hợp của bệnh nhi P.H.H.H (SN 2009, trú tại Gia Lai). Tuy nhiên, nhận thấy nhu cầu về xạ cho trẻ em ngày càng cao, trong khi các cơ sở xạ trị trong nước chưa thực sự quan tâm, nên Bệnh viện Trung ương Huế đã chú ý đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này, mua sắm nhiều trang thiết bị phục vụ cho xạ nhi ở trẻ em, cũng như thành lập “team” xạ trị có gây mê, Bệnh viện Trung ương Huế đã chú ý nhiều hơn về lĩnh vực này.

Tích lũy theo thời gian, bệnh viện mua sắm trang thiết bị chuyên dụng, tranh thủ các nguồn tài trợ và tạo điều kiện để đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên tham gia các lớp tập huấn về xạ trị khi có cơ hội học tập ở nước ngoài. Đến nay, Trung tâm Ung bướu của bệnh viện đã trở thành địa chỉ xạ trị nhi tin cậy để các bệnh viện lớn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gửi bệnh điều trị. Số lượng bệnh nhi chọn Huế để thực hiện các kỹ thuật xạ trị cao cấp và xạ trị có gây mê tăng dần, từ 10-20 bệnh/năm lên đến gần 100 bệnh/năm.

“Nói riêng về xạ trị cho trẻ em, đặc biệt là xạ trị có gây mê thì chúng tôi có thể khẳng định là đã đi đầu trong cả nước. Chúng tôi có lợi thế được Ban Giám đốc bệnh viện quan tâm và đầu tư kỹ thuật cao, phương tiện máy móc hiện đại, bệnh viện chưa bị quá tải, có nhóm cộng sự giỏi, tâm huyết và đặc biệt là có đội bác sĩ, kỹ thuật viên gây mê luôn sẵn sàng giúp cho trẻ trong suốt quá trình xạ trị dài ngày. Chúng tôi thật sự tự hào và hạnh phúc khi đã có thể đóng góp một mắt xích quan trọng trong quá trình điều trị ung thư cho trẻ”, TS.BS. Phan Cảnh Duy (Trung tâm Ung bướu) nói.

Ngoài xạ trị nhi, đơn vị Điều trị ung thư nhi và ghép tủy với sự tài trợ của Nhật Bản cũng đã đi vào hoạt động. Trung tâm Nhi của Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị thứ 3 trong cả nước thực hiện được kỹ thuật điều trị hóa trị liều cao – ghép tủy, bên cạnh Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Huyết học - Truyền máu TP. Hồ Chí Minh. Kỹ thuật này được chỉ định cho những bệnh lý ung thư trẻ em, nhất là bệnh lý về u nguyên bào thần kinh nguy cơ cao.

Bài: Đồng Văn

Ảnh: Thu Thủy - Bệnh viện cung cấp

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấm áp “blouse trắng”
Ấm áp “blouse trắng”

Chiếc áo blouse trắng đã gắn liền với hình ảnh giản dị, ân cần, ấm áp của các y, bác sĩ khi thăm khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Lấy người bệnh làm trung tâm, cán bộ, nhân viên y tế mỗi ngày luôn nỗ lực để điều trị tận tâm, chăm sóc tận tụy mà hạnh phúc đơn giản chỉ là sức khỏe, nụ cười và sự an tâm của người bệnh.

Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương
Phụng sự xã hội, lan tỏa yêu thương

Hội Phản ứng nhanh (PUN) 75 Huế đã có những tháng ngày xông pha chống dịch đầy hiểm nguy, song rất đáng tự hào. Bước sang tuổi thứ hai, những con người luôn mang tinh thần xung kích tình nguyện ấy vẫn sẵn sàng “đáp lời” khi cộng đồng cần…

Trồng cây, “trồng” yêu thương
Trồng cây, “trồng” yêu thương

“Để 10 nghìn cây xanh tươi, đơm hoa, kết trái hoặc tạo rừng chống xâm thực, sạt lở…, cần quá trình bền bỉ, trách nhiệm và yêu thương” - Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh thông tin về mục tiêu của lực lượng BĐBP tỉnh trong năm 2023.