Chủ Nhật, 15/12/2019 14:55

1/3 dân số Mỹ đang vật lộn với các thảm họa thiên nhiên

Một loạt thảm họa thiên nhiên như lũ lụt, cháy rừng, dông bão, nắng nóng đang hoành hành tại Mỹ khi nước này bước vào mùa Hè, với những cảnh báo về thảm họa này trong những tháng tới tại một số khu vực.

Quang cảnh hoang tàn của thành phố Baton Rouge sau trận lũ lịch sửHàng triệu người Mỹ sống trong cái lạnh tới âm 42 độ C, rét nhất trong 3 nămThảm họa thời tiết ảnh hưởng hơn 32% người Mỹ

Cảnh ngập lụt trên nhiều tuyến đường tại Mill Valley, California, Mỹ, ngày 3/1/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Khoảng 120 triệu dân nước này (khoảng 1/3 dân số Mỹ) đang phải theo dõi cảnh báo từ giới chức khi một đợt nắng nóng đang thiêu đốt khu vực miền Đông Nam và Thượng Trung Tây nước Mỹ.

Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) ngày 14/6 thông báo: "Một vòm áp suất cao dự kiến tạo ra nhiệt độ cao hơn bình thường, có thể đạt mức kỷ lục trên toàn khu vực trong cả ngày 14/6 và 15/6", với  nhiệt độ có thể lên tới khoảng 38 độ C ở nhiều địa điểm". Trong khi đó, các vùng ở bang Indiana, Kentucky và Ohio đã được cảnh báo nhiệt độ có thể lên tới 43 độ C.

Theo nhà khí tượng học Alex Lamers của NWS, vòm áp suất cao đang gây ra những hiện tượng cực đoan xung quanh vùng ngoại vi của nó. Ông nói: “Dông bão và lốc xoáy, lũ quét, lượng mưa cực lớn” thường xuyên đi kèm mỗi khi có một đợt nắng nóng nghiêm trọng xảy ra.

Một số cơn bão mạnh đã được ghi nhận ngày 13/6 tại rìa phía Bắc của vòm nhiệt, nơi nhiệt độ cao va chạm với không khí lạnh hơn. Hàng trăm nghìn người đã chịu cảnh mất điện ở Trung Tây sau khi giông bão hoành hành ở khu vực này. Hình thái thời tiết tại khu vực này dự kiến tiếp tục bất ổn hơn, với mưa đá và gió giật mạnh.

Xa hơn về phía Tây, các bức ảnh và video do Cục Công viên Quốc gia Mỹ (NPS) công bố cho thấy Yellowstone, vườn quốc gia lâu đời nhất của Mỹ, đang bị lũ lụt tàn phá. Công viên rộng 8.900 km2 này ở bang Wyoming, đã bị đóng cửa ngày 13/6 sau khi nước sông dâng làm ngập hoặc sụt nhiều đoạn đường và cắt đứt giao thông của một cộng đồng dân cư gần đó.

Trên trang web của NPS, đội kiểm lâm cơ quan này nêu rõ: "Mực nước đo được trên sông Yellowstone vượt quá mức kỷ lục trước đây. Đánh giá sơ bộ cho thấy nhiều đoạn đường trong toàn bộ công viên đã bị ngập hoặc bị bùn, đá bao phủ. Nhiều cây cầu có thể bị ảnh hưởng”. Trong khi đó, cộng đồng Gardiner, nằm ngay bên ngoài rìa công viên ở bang Montana, đã bị mất điện. NPS cho biết một số hộ dân bị mất cả nước lẫn điện.

Nhiệt độ tăng mạnh cuối tuần qua đã khiến một số khu vực tại bang California và Arizona, được miêu tả như những “lò lửa hầm hập". Nhiệt độ tăng cao cùng với hạn hán kéo dài đang làm trầm trọng thêm các trận cháy rừng theo mùa. Hai đám cháy khổng lồ, mỗi đám đã trải rộng hơn 120.000 ha, tiếp tục hoành hành ở bang New Mexico. Bang New Mexico và phần lớn miền Tây Nam nước Mỹ đang chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng, với lượng mưa dưới mức trung bình trong nhiều năm. Hàng chục đám cháy khác đã bùng phát trên khắp khu vực.

Trên trang web của mình, NWS cảnh báo: "Thời tiết khô và gió to dự kiến tiếp tục gây nguy cơ cháy cao đến mức nghiêm trọng trên khắp các khu vực từ Tây Nam đến cao nguyên miền Trung và miền Nam". Những người đứng đầu lực lượng cứu hỏa đang cảnh báo rằng năm 2022 có thể sẽ là một năm khủng khiếp vì cháy rừng.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.