Thứ Hai, 20/01/2020 14:41

3 quốc gia châu Á sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2022

Hãng Thông tấn CNN ngày hôm nay (20/7) trích dẫn một báo cáo hàng quý mới được Công ty Tư vấn Cư trú và Quốc tịch Toàn cầu Henley & Partners công bố cho hay, các vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới đang thuộc về 3 quốc gia châu Á.

Lộ diện những tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2021Du lịch Châu Á: Những điểm sáng về sự hồi sinh

Hành khách tại sân bay quốc tế Haneda ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo công ty có trụ sở tại thủ đô London (Vương quốc Anh), hộ chiếu của Nhật Bản đã vượt qua hộ chiếu của Singapore và Hàn Quốc, khi công dân nước này có khả năng đi đến con số kỷ lục 193 điểm đến trên khắp thế giới mà không cần thị thực hoặc thị thực theo yêu cầu, so với con số 192 điểm đến của Singapore và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, phản ứng thận trọng hơn của châu Á đối với dịch bệnh COVID-19 có nghĩa là những công dân đó hiện ít có khả năng sử dụng sự tự do đi lại đó hơn, so với những công dân ở châu Âu hoặc châu Mỹ.

Cụ thể, số liệu thống kê mới nhất của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết, nhu cầu của hành khách quốc tế đối với việc đi lại bằng đường hàng không ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn chưa bằng 1/5 mức được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Trong khi đó, theo báo cáo của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Passport Index), các thị trường ở châu Âu và Bắc Mỹ đã phục hồi trở lại khoảng 60% mức độ đi lại trước đây.

Xếp ngay sau vị trí dẫn đầu của 3 quốc gia châu Á trong bảng xếp hạng này là rất nhiều quốc gia châu Âu. Trong đó, Đức và Tây Ban Nha với 190 điểm đến; tiếp theo là Phần Lan, Italy, Luxembourg với 189 điểm đến. Sau đó có Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển đều đứng ở vị trí thứ 5; trong khi Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh ở vị trí thứ 6. New Zealand và Mỹ xuất hiện ở vị trí thứ 7, cùng với Bỉ, Na Uy và Thụy Sĩ.

Công dân Afghanistan một lần nữa lại đứng cuối bảng xếp hạng, và chỉ có thể đi đến 27 quốc gia mà không cần xin thị thực trước.

Dù vậy, trong bối cảnh các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng, có những dấu hiệu đầy hy vọng cho thấy những cuốn hộ chiếu được xếp hạng thấp hơn đang bắt đầu phục hồi. Báo cáo nói thêm, những người mang hộ chiếu Ấn Độ hiện nay có thể tự do đi lại tương tự như mức mà họ đã được hưởng trước đại dịch, với khả năng đi đến 57 điểm đến trên khắp thế giới (so với chỉ 23 điểm đến hồi năm 2020).

Được biết, danh sách của Henley & Partners là một trong số những chỉ số do các công ty tài chính xây dựng để xếp hạng hộ chiếu toàn cầu, dựa trên khả năng đi tới các điểm đến mà những cuốn hộ chiếu này mang lại cho công dân của họ. Chỉ số Hộ chiếu Henley xếp hạng 199 hộ chiếu theo số lượng điểm đến mà người sở hữu chúng có thể đi đến mà không cần xin thị thực trước. Chỉ số này được cập nhật theo thời gian thực trong suốt cả năm, khi những thay đổi về chính sách thị thực có hiệu lực.

Dưới đây là danh sách những cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới vào tháng 7/2022:

1. Nhật Bản (193 điểm đến)

2. Singapore, Hàn Quốc (192 điểm đến)

3. Đức, Tây Ban Nha (190 điểm đến)

4. Phần Lan, Italy, Luxembourg (189 điểm đến)

5. Áo, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển (188 điểm đến)

6. Pháp, Ireland, Bồ Đào Nha, Vương quốc Anh (187 điểm đến)

7. Bỉ, New Zealand, Na Uy, Thụy Sĩ, Mỹ (186 điểm đến)

8. Australia, Canada, Cộng hòa Séc, Hy Lạp, Malta (185 điểm đến)

9. Hungary (183 điểm đến)

10. Lithuania, Ba Lan, Slovakia (182 điểm đến)

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.