Chủ Nhật, 24/09/2017 14:23

5 nước Đông Nam Á có người mắc Covid-19 tử vong, số ca nhiễm tăng mạnh

Trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 có dấu hiệu gia tăng đáng lo ngại ở khu vực Đông Nam Á. Hiện khu vực này đã có 10 trên tổng số 11 nước ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, và 5 trên tổng số 11 nước ghi nhận ca tử vong do đại dịch này.

WHO hi vọng Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ hoãn lạiVấn đề chi phí xét nghiệm COVID-19 ở các nước ASEANThủ tướng Australia cảnh báo nguy cơ đại khủng hoảng1/3 số ca mắc Covid-19 không có biểu hiện bệnh lý rõ rệtKiểm soát đại dịch COVID-19: Một lĩnh vực mới trong hợp tác quốc phòng ASEAN

Người đi xe máy đeo khẩu trang để phòng dịch Covid-19 ở thủ đô Jakarta, Indonesia – quốc gia hiện là điểm nóng về Covid-19 ở Đông Nam Á. Ảnh: TheStar

Xét về số ca nhiễm SARS-CoV-2, danh sách 10 nước như sau (xếp từ cao xuống thấp), theo cập nhật lúc 11h01 ngày 24/3/2020 (giờ Việt Nam) của trang thống kê toàn cầu Worldometer: (1) Malaysia, (2) Thái Lan, (3) Indonesia, (4) Singapore, (5) Philippines, (6) Việt Nam, (7) Brunei, (8) Campuchia, (9) Myanmar, và (10) Đông Timor. Riêng Lào chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào cả.

Malaysia đứng đầu danh sách ca nhiễm với 1.518 bệnh nhân Covid-19, theo sau là Thái Lan với 827 trường hợp, và Indonesia với 579 trường hợp.

Cũng theo số liệu của Worldometer, danh sách 5 nước có số ca tử vong do Covid-19 ở Đông Nam Á đến thời điểm 11h01 ngày 24/3 lần lượt là Indonesia (49 ca tử vong), Philippines (33 ca), Malaysia (14 ca), Thái Lan (4 ca), và Singapore (2 ca).

Như vậy ở Đông Nam Á đã có những nước mà số ca nhiễm lên tới hàng trăm, thậm chí hơn 1.500, còn số ca tử vong là hàng chục người.

Đáng lưu ý, các quốc gia trên đều có khí hậu nóng. Riêng Campuchia từng tự tin cho rằng khí hậu nóng của nước này sẽ khiến họ khó lây nhiễm SARS-CoV-2 thì nay quốc gia này đã ghi nhận tới 87 ca nhiễm virus này (theo số liệu cập nhật của Worldometer).

Indonesia lúc đầu không có mấy ca nhiễm so với các quốc gia Đông Nam Á nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đã có tới 579 ca mắc và 49 ca tử vong. Đất nước này đang có nguy cơ trở thành một ổ dịch lớn ở Đông Nam Á trong bối cảnh người dân vẫn còn chủ quan với dịch bệnh này và vẫn tụ tập đông người tham gia nhiều hoạt động cộng đồng (như là hoạt động tôn giáo) nên khó đảm bảo giãn cách xã hội cần thiết để ngăn dịch bệnh lây lan.

Việt Nam có dân số đông thứ 3 Đông Nam Á và tăng cường mối quan hệ với thế giới và khu vực trên nhiều lĩnh vực nhưng số ca nhiễm SARS-CoV-2 hiện ở mức thấp hơn rất nhiều (123 trường hợp) và rất may chưa ghi nhận ca tử vong nào. Điều này được cộng đồng thế giới ghi nhận là do sự chủ động và nỗ lực tích cực của hệ thống chính trị Việt Nam trong hoạt động phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.