Thứ Năm, 01/06/2017 18:23

ADB: Các nền kinh tế Đông Nam Á đối mặt áp lực đa dạng hóa do căng thẳng thương mại

Theo nhận định của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các nền kinh tế ở Đông Nam Á hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn để đa dạng hóa cơ sở kinh tế trong bối cảnh đang dần cảm nhận sức ép từ căng thẳng thương mại.

Châu Á có thể hưởng lợi khi tận dụng công nghệ vào giáo dục và đào tạo nghềADB: Châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu

Các nước Đông Nam Á cần đa dạng hoá nền kinh tế để hạn chế rủi ro. Ảnh minh hoạ: Baomoi

Ông Thiam Hee Ng - chuyên gia kinh tế chính trong bộ phận chiến lược và chính sách của ADB cho biết, hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đã nới lỏng các chính sách tiền tệ để kích thích kinh tế, khi tăng trưởng đã chậm lại trong nửa đầu năm nay. Tuy nhiên, ông cho rằng chính sách tiền tệ không thể giải quyết hết tất cả những vấn đề cần thiết.

Theo ông Thiam Hee Ng, các nền kinh tế Đông Nam Á đang bắt đầu cảm nhận được sức ép của căng thẳng thương mại, nỗi sợ suy thoái kinh tế và các xu hướng toàn cầu khác.

Các nền kinh tế Đông Nam Á, vốn thường là những nền kinh tế mở, đã bắt đầu nhận thấy tác động của sự chậm lại này với mức tăng trưởng thấp hơn dự kiến ​​trong nửa đầu năm 2019. Do đó, cắt giảm lãi suất có thể là một động thái ưu tiên hàng đầu hữu ích để cung cấp thêm biện pháp kích thích nhằm ngăn chặn suy thoái sâu hơn nữa trong hoạt động kinh tế.

Mặc dù việc cắt giảm lãi suất sẽ giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế nhưng một mình nó không đủ khả năng để bù đắp các tác động từ sự chậm lại của nền kinh tế toàn cầu đối với tăng trưởng của khu vực. Lãi suất tương đối thấp và chi phí tài chính có thể không phải là yếu tố chính ngăn cản sự đầu tư của các doanh nghiệp, ông Ng nói.

Ông nhấn mạnh rằng chỉ một mình chính sách tiền tệ thì không thể giải quyết được tất cả các vấn đề mà chính sách tài khóa cũng cần phải thực hiện vai trò cua nó.

Một lĩnh vực đầy hứa hẹn khác mà các nước Đông Nam Á cần chú trọng trong chi tiêu công là đào tạo kỹ năng, vì điều này có thể giúp chuẩn bị hành trang cho lực lượng lao động trước những thách thức do Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra và giúp người lao động có được việc làm trong các lĩnh vực mới.

“Đây sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các quốc gia nhằm đẩy nhanh nỗ lực hướng tới đa dạng hóa cơ sở kinh tế của các nước. Khi xung đột thương mại lan rộng, việc chỉ tập trung vào một vài sản phẩm sẽ chứa đựng nhiều rủi ro”, nhà kinh tế Thiam Hee Ng nhấn mạnh.

Thực tế, các nền kinh tế ở Đông Nam Á có thể hưởng lợi từ việc dịch chuyển năng lực sản xuất trong khu vực vì điều này có thể giúp các nước mở rộng cơ sở sản xuất và đẩy mạnh chuỗi giá trị bằng cách thực hiện các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực cũng có  sự gia tăng trong năm 2019 khi nhiều công ty đã và đang di dời cơ sở sản xuất để đối phó với mức thuế cao hơn ở thị trường Trung Quốc.

Mặc dù vậy, chuyên gia Thiam Hee Ng cho rằng các cải cách tiếp theo vẫn nên được thực hiện để các nước có thể tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư ngay cả sau khi căng thẳng thương mại suy giảm, nhằm phát huy tối đa tiềm năng tăng trưởng của các nước trong khu vực Đông Nam Á.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Philstar)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.