Thứ Sáu, 22/03/2019 17:38

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng các nước châu Á đang phát triển do tác động của COVID-19

Với cảnh báo về những “vết sẹo lâu dài” từ đại dịch COVID-19, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2021 đối với các nước đang phát triển ở châu Á do tỷ lệ tiêm chủng chậm, số ca nhiễm gia tăng và các lệnh phong toả khiến nhiều hoạt động kinh tế bị tê liệt.

ADB: Châu Á đang phát triển sẽ chỉ tăng trưởng 0,1% trong năm 2020ADB: Châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầuADB cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2016

ADB hạ dự báo tăng trưởng năm 2021 của các nước châu Á đang phát triển xuống còn 7,1%. Ảnh minh hoạ: VNBusiness

Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực mới nhất vừa công bố hôm nay (22/9), ADB cho biết sự thiếu hụt liều lượng vaccine đã cản trở nỗ lực tiêm chủng trong khu vực rộng lớn trải dài từ Quần đảo Cook ở Thái Bình Dương đến Kazakhstan ở Trung Á. Đáng lo ngại, vấn đề này có thể còn trở nên tồi tệ hơn khi bằng chứng cho thấy khả năng bảo vệ của vaccine đang giảm dần theo thời gian, khiến nhiều nước gia tăng nhu cầu tiêm nhắc mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19.

Theo đó, ADB dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á năm 2021 là 7,1%, giảm 0,2 điểm phần trăm so với mức dự báo 7,3% đưa ra hồi tháng 4. ADB cũng nhận định triển vọng phục hồi kinh tế ở khu vực này vẫn chưa chắc chắn.

Bản cập nhật về Triển vọng Phát triển châu Á của ADB cũng cho thấy khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng không đồng đều. Tính đến cuối tháng 8, chưa đến 1/3 dân số được tiêm phòng đầy đủ ngừa COVID-19, trong khi mức độ bao phủ vaccine ở Mỹ là hơn 50% và ở Liên minh châu Âu là gần 60%.

Theo cảnh báo của ADB, việc trì hoãn triển khai các chương trình tiêm chủng và sự xuất hiện của các biến thể mới là một trong những rủi ro lớn nhất đối với triển vọng kinh tế của khu vực, và có thể gây ra những hậu quả kéo dài.

“Thiệt hại về thu nhập do đại dịch gây ra có nguy cơ để lại những vết sẹo lâu dài và có tác động đa chiều đến các nền kinh tế trong khu vực”, ADB nêu rõ.

Không chỉ vậy, tiến độ giảm nghèo ở các nước châu Á đang phát triển cũng đã bị kéo lùi “ít nhất 2 năm”, và việc đóng cửa các trường học kéo dài sẽ dẫn đến những tổn thất về giáo dục và thu nhập nghiêm trọng hơn dự kiến.

Mặc dù nền kinh tế khu vực được dự báo ​​sẽ tăng trưởng trong năm nay và năm 2022, nhưng sự phục hồi đã trở nên rời rạc hơn trong nửa đầu năm 2021 khi biến thể Delta siêu lây nhiễm đã tàn phá một số quốc gia.

Tại 2/3 các nền nước châu Á đang phát triển, tỷ lệ dân số đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 chỉ khoảng 30% hoặc thấp hơn, ADB cho biết. Ngân hàng này cũng nhận định kinh tế có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở các quốc gia đạt được nhiều tiến bộ nhất trong việc kiểm soát đại dịch.

Theo ADB, các nước Đông Á, nơi có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực châu Á và đã nhanh chóng ngăn chặn thành công sự bùng phát của đại dịch, được dự báo sẽ tăng trưởng 7,6% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo 7,4% trước đó.

Trong khi đó, ADB đã hạ dự báo tăng trưởng đối với khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương, nơi các quốc gia phải chật vật để có đủ lượng vaccine tiêm chủng cho người dân trong khi phải chống chọi với các đợt bùng phát mới.

Dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia và Philippines, cũng bị sụt giảm khi ước tính chỉ đạt 3,1% trong năm nay, so với mức 4,4% như ở các dự báo trước. Trong khi đó, ADB cho rằng khu vực Thái Bình Dương sẽ suy giảm 0,6%, thay vì tăng trưởng 1,4% như dự báo trước đó.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.