![](https://file.baothuathienhue.vn/data2/image/fckeditor/upload/2021/20210401/images/ttxvmdetmayvietnam_hcej.jpeg)
Công nhân làm việc trong một công ty may mặc xuất khẩu. Ảnh minh họa: TTXVN
Trước đó, trong một dự báo được đưa ra hồi tháng 4 năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN+3 (bao gồm ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc) đã được AMRO dự báo ở mức 6,0%.
Quyết định về việc nâng mức dự báo tăng trưởng được đưa ra trong bối cảnh các nền kinh tế khu vực đã được chứng minh là có khả năng phục hồi nhanh trước những tác động từ đại dịch COVID-19.
Dù vậy, AMRO cũng cảnh báo rằng, các nền kinh tế ASEAN+3 vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ. Khu vực này là nơi sinh sống của 30% dân số toàn cầu, hiện chiếm khoảng 3% tổng số các ca nhiễm COVID-19 được xác nhận. Nếu không đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng, nền kinh tế của khu vực này vẫn có thể dễ bị tổn thương trước những tác động từ đại dịch.
Ông Khor Hoe Ee, nhà kinh tế trưởng của AMRO giải thích: “Khi các Chính phủ trở nên có kinh nghiệm hơn trong việc xử lý tình trạng lây nhiễm, những biện pháp được nhắm mục tiêu mang tính quyết định, hiệu quả và chủ động sẽ cho phép các nền kinh tế giảm thiểu thiệt hại hơn nữa về người, đồng thời cho phép hoạt động kinh tế được tiếp tục”.
Theo sau mức tăng trưởng 6,7% của năm nay, ông Khor Hoe Ee và nhóm làm việc của ông dự báo, tốc độ tăng trưởng của khu vực này sẽ chậm lại còn 4,9% vào năm 2022. Khi đại dịch có tác động không đồng đều trong khu vực, AMRO cảnh báo sự phục hồi vẫn còn mong manh giữa các lĩnh vực và các nền kinh tế.
Bên cạnh đó, trong tương lai, AMRO cho rằng, công tác hoạch định chính sách tài chính vĩ mô sẽ phải chuyển dần từ việc bảo vệ cuộc sống và sinh kế sang bảo vệ sự phục hồi toàn diện và bền vững.
Thanh Ngân (Lược dịch từ The Edge Markets)