Thứ Hai, 06/01/2020 15:40

AMRO hạ dự báo tăng trưởng năm 2022 của ASEAN+3 xuống 4,3%

Business Times hôm nay (5/7) cho biết Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng ngắn hạn và nâng dự báo lạm phát năm 2022 đối với khu vực ASEAN+3, phản ánh những tác động mạnh hơn từ cuộc xung đột Ukraine và điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn.

Khu vực ASEAN+3 dự báo sẽ tăng trưởng tích cực 4,7% trong năm nayGDP ASEAN+3 sẽ chạm mốc 4,9% trong năm 2022Các nước ASEAN+3 phải tiếp tục hợp tác, chuẩn bị cho tiến trình phục hồi sau dịch COVID-19

Người dân trên một con phố ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: THX/TTXVN

Trong bản cập nhật hàng quý đưa ra vào tháng 7, AMRO dự báo khu vực ASEAN+3 (gồm các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) sẽ tăng trưởng 4,3% trong năm 2022, giảm so với mức 4,7% được đưa ra trong dự báo hồi tháng 4.

Điều này chủ yếu phản ánh sự sụt giảm trong dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế +3 (dự báo tăng trưởng 4,1% trong báo cáo tháng 7, thấp hơn so với mức 4,6% được dự báo hồi tháng 4). Các điều chỉnh giảm chủ yếu là do sự sụt giảm tăng trưởng khá mạnh của các nền kinh tế này trong nửa đầu năm nay, đặc biệt là ở Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc). Theo AMRO, sự suy thoái ở Trung Quốc và ở các đối tác chính lại tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

ASEAN vẫn tăng trưởng “tương đối mạnh mẽ”

Trong khi đó, dự báo tăng trưởng năm 2022 cho khu vực ASEAN không thay đổi so với dự báo hồi tháng 4, vẫn ở mức 5,1%.

Nhà kinh tế trưởng Khor Hoe Ee của AMRO cho rằng sau những ảnh hưởng bởi làn sóng COVID-19 trong năm ngoái, tăng trưởng của các nước ASEAN hiện vẫn tương đối mạnh mẽ, dù sẽ có chút thay đổi theo từng quốc gia, với phần lớn các yếu tố kích thích tăng trưởng trong năm nay đến từ nhu cầu nội địa.

Với đà tăng trưởng khá ổn định của ASEAN, đến năm 2023, tăng trưởng của ASEAN+3 dự kiến ​​sẽ tăng lên 4,9% (tăng 0,3% so với dự báo của tháng 4 là 4,6%).

Về mặt lạm phát, AMRO đã nâng dự báo lạm phát năm 2022 của khu vực này lên 5,2%, tăng 1,7 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4, và sẽ giảm xuống ở mức vừa phải 2,8% vào năm 2023.

Trong báo cáo, AMRO cho biết giá phân bón và nguyên liệu tăng sẽ tiếp tục đẩy giá lương thực lên cao trong năm nay và năm sau. Đối với các nền kinh tế như Singapore, nơi đà tăng trưởng đang được củng cố, khoảng cách sản lượng thu hẹp và thị trường lao động thắt chặt đang làm gia tăng áp lực lạm phát.

Nhiều thách thức mới

Theo Tiến sĩ Khor, trong khi khu vực ASEAN+3 đang bắt đầu “trỗi dậy” từ sau cuộc khủng hoảng sức khỏe COVID-19, xung đột kéo dài ở Ukraine và lạm phát dai dẳng ở Mỹ đã mở ra một loạt thách thức mới cho các nhà hoạch định chính sách. 

AMRO cho biết rủi ro đối với triển vọng tăng trưởng của khu vực này đã tăng lên kể từ lần đánh giá cuối cùng vào tháng 4, bao gồm giá hàng hóa tăng cao và chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn. Đồng thời, sự suy giảm mạnh hơn dự kiến ​​ở Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn tới nguy cơ giảm tăng trưởng của khu vực.

Trong báo cáo, AMRO cho rằng trong khi các nhà chức trách đã ngăn chặn thành công sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19 trong thời gian gần đây, thì việc ngừng hoạt động lặp đi lặp lại do các biện pháp phong toả đã khiến sản xuất chậm lại và làm giảm nhu cầu nội địa ở Trung Quốc. “Sự giảm tốc mạnh hơn trong hoạt động tiêu dùng và bất động sản của nước này sẽ là lực cản đáng kể đối với nền kinh tế, với tác động lan tỏa sẽ làm suy yếu thêm triển vọng tăng trưởng của khu vực”, AMRO nêu rõ.

Trong khi đó, việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Mỹ hiện đã trở nên quyết liệt hơn so với hồi tháng 4. Điều này đã khiến tâm lý e ngại rủi ro và dòng vốn chảy ra khỏi khu vực tăng vọt, đẩy chi phí đi vay tăng cao.

Rủi ro về dòng vốn chảy ra quá nhiều, tỷ giá hối đoái yếu hơn và lạm phát cao hơn đang gây áp lực lên các ngân hàng trung ương của khu vực trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ.

Hiện tại, một số nền kinh tế ASEAN+3 như Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Singapore đã bắt đầu bình thường hóa lập trường chính sách tiền tệ phù hợp.

“Do có dòng vốn chảy ra trong khu vực, điều này đã gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và khiến các ngân hàng trung ương trong khu vực thắt chặt chính sách phần nào để bảo vệ tỷ giá hối đoái”, Tiến sĩ Khor nói. Nhưng theo ông, thật may mắn khi vị thế đối ngoại của các nước trong khu vực tương đối mạnh. Các nước này đã xây dựng được nguồn dự trữ trong 2 năm qua và do đó, có thể làm dịu sự biến động, bất chấp áp lực về tỷ giá hối đoái.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Business Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.