Thứ Ba, 04/04/2017 14:31

Ấn Độ bắt đầu giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần

Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần để chống ô nhiễm, một biện pháp được xem là sẽ gây nên tác động lớn cho ngành công nghiệp nước này tại thời điểm Ấn Độ đang đối phó với suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng.

Đức cấm túi nhựa dùng một lần từ năm 2020Tuần hành từ chối sử dụng đồ nhựa dùng một lần lớn nhất tại IndonesiaNhật Bản đẩy mạnh nỗ lực xử lý rác thải nhựa tại Hội nghị G20Canada sẽ cấm nhựa sử dụng một lần vào năm 2021Liên minh châu Âu sẽ cấm sản phẩm đồ nhựa dùng một lầnHàn Quốc cấm túi nhựa dùng một lần từ ngày 1/4

Ấn Độ bắt đầu giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần để chống ô nhiễm, bảo vệ môi trường. Ảnh: Dân Trí

Kế hoạch là ý tưởng của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm kỷ niệm 150 năm ngày sinh của nhà lãnh đạo độc lập Mahatma Gandhi, đồng thời cũng đóng vai trò như một phần của chiến dịch rộng lớn để loại bỏ nhựa ra khỏi xã hội Ấn Độ vào năm 2022.

Tuy nhiên, theo quan chức nước này, lệnh cấm hoàn toàn sẽ không được áp dụng ngay lập tức để ngưng sử dụng toàn bộ túi nhựa, cốc nhựa, ống hút..., mà thay vào đó là nỗ lực hạn chế sử dụng.

Hiện tại, giới chức Ấn Độ sẽ yêu cầu các địa phương thực thi quy tắc hiện hành chống lưu trữ, sản xuất và sử dụng một số sản phẩm nhựa dùng một lần như túi polythene và xốp.

Trong một diễn biến liên quan, Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ cho biết, động thái này đã trở thành một vấn đề lớn đối với một số ngành kinh tế do thiếu giải pháp thay thế sẵn có. Cụ thể, những chai nhựa có kích thước nhỏ đang được sử dụng để chứa dược phẩm, hoặc các sản phẩm y tế khác nên được miễn áp dụng lệnh cấm này...

Được biết, lệnh cấm được người đứng đầu giới chức Ấn Độ đưa ra trong bối cảnh chất thải nhựa đã và đang làm ô nhiễm trầm trọng các đại dương, với ước tính khoảng 100 triệu tấn phế phẩm nhựa đã bị thải ra biển, Liên Hiệp quốc cho biết. Các nhà khoa học cũng đã tìm thấy một lượng vi hạt nhựa trong ruột của một số loài động vật có vú như cá voi.

Ấn Độ, nơi sử dụng khoảng 14 triệu tấn nhựa mỗi năm đang thiếu một hệ thống có tổ chức để quản lý chất thải nhựa, do đó dẫn đến tình trạng xả rác thải nhựa bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường.

Đan Lê (Lược dịch từ Asia One News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn
Nhựa dùng một lần trở thành mối đe dọa lớn

Những chiếc túi nhựa, hộp xốp, chai nước… (gọi chung là đồ nhựa dùng một lần) là những vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày bởi sự tiện dụng và giá thành rẻ. Tuy vậy, chúng lại tiềm ẩn mối đe dọa đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.