Chủ Nhật, 14/06/2020 10:55

Anh có mối quan hệ “mạnh mẽ” với ASEAN trong nhiều lĩnh vực

Hãng tin CNA đưa tin, Anh đang có dự định trong tương lai sẽ đóng một vai trò lớn hơn ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là giúp khu vực chuyển đổi năng lượng xanh.

ASEAN+3 nỗ lực thiết lập lại chương trình nghị sự về khí hậuSingapore, Anh cam kết thúc đẩy nâng cao năng lực tại Đông Nam ÁADB và Chính phủ Anh xây dựng quỹ thúc đẩy tài chính xanh ở Đông Nam ÁIPCC: Đông Nam Á nằm trong số các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậuXóa rào cản, tăng tốc hòa nhập tài chính trong ASEAN

Anh và ASEAN hợp tác trong đa dạng các lĩnh vực. Ảnh minh họa: Aseanbriefing/TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, đầu tuần này, Cao ủy Anh quốc tại Singapore Kara Owen cũng lưu ý rằng, mối quan hệ giữa Vương quốc Anh và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã và đang được củng cố bởi các yếu tố kinh tế và thương mại, như quan hệ đối tác trong việc phát triển thị trường vốn và dịch vụ tài chính.

“Đông Nam Á là một ví dụ tuyệt vời về những gì Vương quốc Anh đang tìm cách thực hiện ở khu vực này của thế giới. Chúng tôi có mối quan hệ rất bền chặt với từng quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, cũng như với ASEAN với tư cách là một tổ chức. Ngoài ra, chúng tôi có mối quan hệ chính trị và hợp tác quốc phòng thực sự mạnh mẽ với ASEAN”, bà Owen cho biết.

Trả lời phóng viên báo CNA trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, Ngoại trưởng Anh James Cleverly lưu ý, nước Anh thời hậu Brexit cần hợp tác với các đối tác phi truyền thống như các nước ở châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi. Bên cạnh đó, nước này cũng sẽ thể hiện cam kết lâu dài của mình đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đơn cử như bằng cách tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Anh James Cleverly cũng chia sẻ về nỗ lực của Anh để đảm bảo một hiệp định thương mại tự do với Ấn Độ, Chủ tịch mới của Nhóm G20. Cùng lúc, Anh cũng sẽ giúp tân Chủ tịch ASEAN là Indonesia trong quá trình chuyển đổi xanh của nước này.

Bàn về tính bền vững

Bà Owen cho biết, cả Singapore và Vương quốc Anh đã tuyên bố những “cam kết thực sự mạnh mẽ” đối với tiến trình khử Carbon cho nền kinh tế.

“Tôi nghĩ rằng cả hai nước có thể đạt được mục tiêu, bao gồm cả việc thông qua các trung tâm tài chính của mình, một tác động xúc tác thực sự trong tiến trình hỗ trợ các quốc gia khác khi họ cũng khử Carbon”, bà Owen cho biết.

Hiện một khuôn khổ hợp tác kinh tế xanh đang được đàm phán giữa hai nước và có khả năng sẽ tập trung vào 3 lĩnh vực hợp tác chính.

Xác định quá trình chuyển đổi năng lượng là trọng tâm đầu tiên, bà Owen cho biết: “Chúng tôi đều rất rõ rằng Hydro sẽ là một phần trong hỗn hợp năng lượng trong tương lai.

Trong bối cảnh ASEAN “rất quan tâm” đến việc tạo ra mạng lưới năng lượng riêng của mình, bà Owen cho biết, Vương quốc Anh có thể chia sẻ kiến thức chuyên môn của mình bởi nước này có “kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hiện điều này ở khu vực châu Âu”.

Lĩnh vực trọng tâm thứ hai cần được nhắm đến là giao thông vận tải, với việc Cao Ủy Anh quốc tại Singapore Kara Owen xác định của Vương quốc Anh và Singapore đều là trung tâm hàng hải và hàng không, do đó hai nước có thể hợp tác tìm ra cách khử Carbon cho lĩnh vực này.

Tài chính xanh cũng là lĩnh vực quan trọng, bởi cả Singapore và Anh đều được biết đến với việc phát triển các sản phẩm đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực này.

Cao ủy Kara Owen gọi những diễn biến tại hội nghị thượng đỉnh G20 vừa diễn ra tại Bali (Indonesia) gần đây là “thực sự quan trọng”, đặc biệt là với nhiều quốc gia hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng xanh với hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, cũng như công nghệ.

Cũng theo trang CNA, Vương quốc Anh, hợp tác cùng liên minh châu Âu (EU) đang hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực khử Carbon. Trong đó, bà Owen cho biết chính phủ của cả hai nước đã đưa ra những cam kết thực sự đầy tham vọng.

Bên cạnh đó, hợp tác về các vấn đề bền vững cũng mở rộng sang lĩnh vực giáo dục, với 16 trường đại học hàng đầu của Vương quốc Anh và 6 trường đại học của Singapore đã và đang hợp tác chặt chẽ ở cấp độ sinh viên và giảng viên.

Tăng cường hợp tác về thương mại

Theo Cao ủy Kara Owen, Vương quốc Anh có nhiều lý do để tăng cường sự có mặt ở khu vực này, đơn cử như mối quan hệ thương mại đang phát triển với các nước châu Á - Thái Bình Dương hiện trị giá 100 tỷ Bảng Anh.

Hiệp định Kinh tế Kỹ thuật số Anh - Singapore được thiết lập nhằm thúc đẩy thương mại kỹ thuật số và luồng dữ liệu giữa hai quốc gia có hiệu lực vào tháng 6 năm nay.

Vương quốc Anh vừa ký kết một quan hệ đối tác kỹ thuật số “thực sự mạnh mẽ” với Nhật Bản, đồng thời cũng có mối quan hệ quốc phòng với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

“Tôi cho rằng điều này là thực sự quan trọng và rõ ràng là chúng ta ở đây vì nó. Chúng tôi có rất nhiều việc phải làm trong quan hệ đối tác với các quốc gia này”, bà Kara Owen chia sẻ.

Thêm vào đó, bà Owen cũng nhấn mạnh sự quan tâm của Vương quốc Anh đối với việc tham gia hiệp định thương mại CPTPP.

“CPTPP là một hiệp định tuyệt vời. Nó nằm ngay trên đỉnh cao của những hiệp định thương mại, là mục tiêu hướng đến của nhiều hiệp định khác. Bởi vậy, thực sự có thể thấy rõ lý do Vương quốc Anh quan tâm đến việc trở thành một phần của hiệp định”, bà Owen khẳng định.

Hiện các cuộc đàm phán cuối cùng về việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP đang diễn ra ở London và nước này sẽ mang lại lợi ích khổng lồ bằng cách nâng giá trị của khối từ 9 nghìn tỷ Bảng Anh lên 11 nghìn tỷ Bảng Anh khi tham gia vào hiệp định.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gỡ điểm nghẽn để thúc đẩy xuất nhập khẩu
Gỡ 'điểm nghẽn' để thúc đẩy xuất nhập khẩu

Mặc dù thủ tục hành chính ở nhiều bộ ngành liên quan đến thương mại hàng hoá xuyên biên giới đã được cải thiện, tuy nhiên doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn gặp không ít khó khăn khi tuân thủ quy trình.

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.