Thứ Sáu, 13/09/2019 08:27

APEC phát động Giải thưởng Nghiên cứu “Phụ nữ khỏe mạnh, Kinh tế lớn mạnh”

Giải thưởng Nghiên cứu “Phụ nữ Khỏe mạnh, Kinh tế Lớn mạnh” thường niên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)" hiện đang tiếp nhận các bài dự thi về những công trình nghiên cứu xuất sắc, nhằm cải thiện sức khỏe và phúc lợi kinh tế của phụ nữ, đồng thời lập biểu đồ cho con đường tăng trưởng toàn diện hơn.

Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC sẽ diễn ra vào tháng 11/2022Thái Lan đã sẵn sàng đăng cai tổ chức APEC 2022

Các đại biểu tham dự Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2021. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo trang web của APEC, Giải thưởng Nghiên cứu sẽ trao 1 nhất trị giá 20.000 USD, và 2 giải nhì trị giá 5.000 USD mỗi giải.

Giải thưởng Nghiên cứu "Phụ nữ khỏe mạnh, Kinh tế lớn mạnh" đã được phát động lần đầu tiên tại APEC năm 2019 ở Chile, với sự hỗ trợ của Tập đoàn khoa học và công nghệ đa quốc gia Merck (Đức), nhằm khuyến khích sự phát triển và sử dụng dữ liệu phân tách giới tính và thúc đẩy nghiên cứu dựa trên giới tính trong APEC.

Trong bối cảnh phụ nữ trên khắp thế giới phải chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề giữa đại dịch COVID-19, đặc biệt là những người làm công việc chăm sóc không được trả lương, cần có thêm nhiều nghiên cứu để hỗ trợ các giải pháp và tiến bộ, cho phép phụ nữ tiếp tục tham gia lực lượng lao động khi thế giới phục hồi từ đại dịch.

Bà Renee Graham, Chủ tịch Đối tác Chính sách APEC về Phụ nữ và Kinh tế cho hay: “Chúng tôi biết rằng, phụ nữ trong khu vực có mặt (với một số lượng lớn) trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, chẳng hạn như thực phẩm, dịch vụ, khách sạn và du lịch… Trong khi trọng tâm của chúng tôi là thu hẹp sự chênh lệch và cải thiện sự tham gia kinh tế của phụ nữ, chúng tôi cũng phải đảm bảo rằng, chúng tôi chú ý đến sức khỏe, sự an toàn và hạnh phúc của phụ nữ”.

Thái Lan, nền kinh tế chủ nhà của APEC năm 2022, đang ưu tiên giải quyết vấn đề bất bình đẳng và mất cân bằng trong năm nay, bằng cách lồng ghép các mục tiêu toàn diện và bền vững song song với những mục tiêu kinh tế.

Bà Kannika Charoenluk, thuộc Bộ Phát triển Xã hội và An ninh Con người của Thái Lan cho biết: “Nhằm đảm bảo sự phục hồi toàn diện từ đại dịch COVID-19, vốn đã ảnh hưởng lớn đến phụ nữ và trẻ em gái, chúng ta phải thực hiện các chính sách nhạy cảm về giới, dựa trên bằng chứng".

Nghiên cứu ban đầu, được hỗ trợ bởi dữ liệu và bằng chứng, sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo một sự phục hồi tập trung về giới và mô hình tăng trưởng trong tương lai, bà Kannika Charoenluk nói thêm.

Kể từ khi ra đời hồi năm 2015, sáng kiến “Phụ nữ khỏe mạnh, Kinh tế lớn mạnh” của APEC đã góp phần cải thiện sức khỏe của phụ nữ thông qua các quan hệ đối tác công tư. Một kết quả quan trọng là sự hợp tác giữa các lĩnh vực trong việc tạo ra một bộ công cụ chính sách, một bản tóm tắt các vấn đề, hành động và các yếu tố thực hiện để cải thiện sức khỏe của phụ nữ trên 5 lĩnh vực. Những lĩnh vực này bao gồm: sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc; nhận thức và tiếp cận sức khỏe; sức khỏe sinh sản và tình dục; bạo lực giới; và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Cũng theo nguồn tin nói trên, các ứng viên tham gia Giải thưởng Nghiên cứu “Phụ nữ khỏe mạnh, Kinh tế lớn mạnh” APEC 2022 có thể là cá nhân hoặc tập thể, với yêu cầu một ứng viên tham gia chính thức phải đại diện cho một nền kinh tế thành viên APEC. Hạn chót tiếp nhận bài dự thi là ngày 31/5/2022.

Lê Thảo (Lược dịch từ APEC.org)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Không để ai bị bỏ lại phía sau
Không để ai bị bỏ lại phía sau

Bằng những việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, các cấp hội phụ nữ Thừa Thiên Huế hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.