Thứ Tư, 03/01/2018 08:29

ASEAN: Chỉ số PMI ngành sản xuất tăng kỷ lục

Theo dữ liệu Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) mới nhất của nhà cung cấp thông tin toàn cầu IHS Markit, các điều kiện sản xuất tại các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tiếp tục suy giảm trong tháng 6, mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại so với tháng 5.

Moody’s: ASEAN-5 đối mặt với nguy cơ suy thoái gia tăngCác nhà sản xuất ô tô ASEAN cắt giảm dự báo sản lượng năm 2020Doanh nghiệp ASEAN dự báo tác động nặng nề do hậu quả kinh tế của COVID-19

Các công nhân đang làm việc tại Khu Công nghiệp VSIP, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh minh hoạ: TTXVN 

IHS Markit cho biết, Chỉ số PMI toàn phần đã ghi nhận mức tăng kỷ lục trong một tháng là 8,2 điểm, tăng từ mức 35,5 điểm trong tháng 5, lên mức cao của 4 tháng là 43,7 điểm vào tháng 6. Điều này chỉ ra rằng, đà giảm hiện nay đã chậm lại đáng kể vào cuối quý II.

Chỉ số PMI toàn phần đã chứng kiến xu hướng giảm trong vài tháng qua. Chỉ số này ghi nhận đạt 50,2 điểm vào tháng 2, trước khi trượt sâu xuống còn 43,4 điểm vào tháng 3, 30,7 điểm trong tháng 4, và 35,5 điểm vào tháng 5.

“Tuy nhiên, chỉ số vẫn nằm trong vùng suy giảm và báo hiệu sự sụt giảm hàng tháng thứ 4 liên tiếp về sức khỏe của lĩnh vực sản xuất ASEAN. Yếu tố giúp cải thiện chỉ số toàn phần là sự sụt giảm chậm hơn cả về sản lượng và số lượng các đơn đặt hàng mới, nhưng mức giảm vẫn mạnh hơn so với các số liệu được ghi nhận trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Với tình trạng nhu cầu vẫn yếu, các công ty tiếp tục cắt giảm mạnh số lượng nhân viên”, IHS Markit cho hay.

Nhìn chung, các điều kiện hoạt động trên toàn lĩnh vực sản xuất của ASEAN tiếp tục xấu đi rõ rệt vào tháng 6. Sự sụt giảm nhẹ hơn trong sản xuất nhà máy và các đơn đặt hàng mới đã đẩy con số tăng lên, nhưng chỉ số toàn phần vẫn đáng chú ý dưới mức thấp trước khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, khi được ghi nhận ở mức 47,6 điểm vào tháng 11/2015.

Ngoài ra, trong bối cảnh nhu cầu khách hàng yếu, các công ty đã cắt giảm số lượng lực lượng lao động một lần nữa vào tháng 6. Tỷ lệ mất việc là lớn thứ 3 trong suốt thời kỳ thu thập dữ liệu, mặc dù đã chậm lại so với tháng 5.

Đồng thời, IHS Markit cho biết, các nhà sản xuất hàng hóa ASEAN tiếp tục giảm hoạt động mua hàng, hoạt động này đã giảm đáng kể. Hàng tồn kho của cả mặt hàng trước và sau sản xuất cũng thu hẹp. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục diễn ra, mặc dù mức độ kéo dài thời gian giao hàng là ít nghiêm trọng nhất kể từ tháng 2.

Trong khi đó, nhà cung cấp thông tin toàn cầu nhấn mạnh, gánh nặng chi phí đã tăng trong tháng thứ 3 liên tiếp, với tốc độ tăng ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2018. Tuy nhiên, số liệu mới nhất cho thấy, giá cả đầu ra trung bình tiếp tục giảm, dù mức độ giảm chỉ là nhẹ.

Nhận xét về kết quả khảo sát mới nhất, nhà kinh tế học Lewis Cooper của IHS Markit cho rằng, sự suy giảm trong các điều kiện hoạt động vào tháng 6 là nhẹ nhất trong các thời điểm nói trên, với sản lượng và số lượng đặt hàng mới giảm với tốc độ chậm hơn nhiều, khi các khu vực lớn hơn thuộc lĩnh vực này mở cửa trở lại và các dây chuyền sản xuất được tái khởi động.

“Tuy nhiên, tình trạng nhu cầu vẫn yếu và do đó, các công ty đã tiếp tục cắt giảm lực lượng lao động. Tốc độ giảm việc làm đã chậm hơn một chút, nhưng vẫn ở mức cao. Thật đáng khích lệ, triển vọng trong 12 tháng đối với sản lượng đã tăng lên, với tâm lý kinh doanh đạt mức cao nhất kể từ tháng 2. Tuy nhiên, lĩnh vực sản xuất vẫn còn phải đi chặng đường dài để phục hồi sau đại dịch COVID-19”, theo ông Lewis Cooper.

Mặc dù tốc độ giảm sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đã chậm lại so với mức giảm chưa từng có đã được ghi nhận trong tháng 4 và tháng 5, khi các hạn chế liên quan đến virus SARS-CoV-2 nhìn chung đã được nới lỏng, các nhà sản xuất hàng hóa ASEAN vẫn phải đối mặt với nhu cầu yếu ở cả trong nước và nước ngoài.

Cho đến khi có sự phục hồi đáng kể của nhu cầu khách hàng, lĩnh vực sản xuất sẽ khó có thể đạt được mức cải thiện đáng kể về các điều kiện kinh doanh trong những tháng tới, nhà kinh tế học của IHS Markit nói thêm.

Ở cấp quốc gia, IHS Markit cho biết, 2 trong số 7 quốc gia khảo sát đã chứng kiến ​​sự cải thiện về các điều kiện hoạt động trong tháng 6, đó là Việt Nam và Malaysia.

Cụ thể, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng mạnh nhất, mặc dù chỉ số toàn phần (51,1 điểm) chỉ cho thấy sự cải thiện nhẹ trong các điều kiện sản xuất. Tương tự, các nhà sản xuất Malaysia đã báo cáo sự cải thiện đầu tiên về sức khỏe của lĩnh vực sản xuất kể từ tháng 9/2018. Ở mức 51 điểm được ghi nhận vào tháng 6, chỉ số toàn phần cũng chỉ cho thấy một mức tăng nhẹ.

Tại những nơi khác, Philippines đã đối mặt với sự sụt giảm hàng tháng thứ 4 liên tiếp về các điều kiện sản xuất trong tháng 6. Tuy nhiên, chỉ số toàn phần (49,7 điểm) chỉ cho thấy một sự thu hẹp nhẹ. Myanmar cũng chứng kiến các điều kiện sản xuất yếu kém hơn, với chỉ số toàn phần (48,7 điểm) nằm dưới ngưỡng trung tính 50 điểm trong tháng thứ 5 liên tiếp. Điều đó nói rằng, tốc độ giảm là chậm nhất kể từ tháng 2 và chỉ là mức giảm nhẹ.

Trong khi đó, tình trạng suy giảm trong lĩnh vực sản xuất của Thái Lan vẫn tiếp diễn, với chỉ số toàn phần (43,5 điểm) báo hiệu sự suy giảm rõ rệt mặc dù đã tăng so với tháng 5. Tương tự, Indonesia tiếp tục có các điều kiện suy giảm, mặc dù tốc độ giảm đã chậm lại đáng kể so với giai đoạn khảo sát trước đó, với chỉ số toàn phần tăng lên mức 39,1 điểm.

Cuối cùng, các điều kiện hoạt động ở Singapore cũng suy giảm, với tình trạng giảm được ghi nhận là đáng kể nhất trong toàn bộ các quốc gia khảo sát. Chỉ số toàn phần (38,8 điểm) báo hiệu mức suy giảm mạnh, mặc dù đây đã là mức tăng 12,4 điểm so với tháng 5, IHS Markit kết luận.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Edge Markets & Markit Economics)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.