Thứ Hai, 20/05/2019 09:34

ASEAN: Thúc đẩy phát triển kỹ thuật số để tăng trưởng

Vai trò của ASEAN đối với tăng trưởng bền vững toàn cầu đang và sẽ rất đáng kể trong những năm tới, song khu vực này cần tập trung vào cam kết mở cửa thương mại và đầu tư, cũng như thúc đẩy tính bền vững và liên tục nâng cấp thông qua số hóa, giới chuyên gia nhận định.

Các nước APEC cần thúc đẩy chuyển đổi số trong thương mại dịch vụHàn Quốc mong muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA)Chính phủ Canada sẽ tiếp tục ưu tiên mối quan hệ với Việt NamViệt Nam có quá trình chuyển đổi kỹ thuật số nhanh hàng đầu thế giớiBùng nổ thương mại điện tử ở ASEAN: Cơ hội cho các doanh nghiệp Ấn Độ

Thúc đẩy phát triển nền kinh tế kỹ thuật số sẽ giúp ASEAN ngày càng thịnh vượng hơn trong tương lai. Ảnh minh họa: Tuổi trẻ Online

Cụ thể, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered Bank Jose Vinals cho hay, có lý do cho sự lạc quan về tiềm năng này, bất chấp tồn tại nguy cơ rằng nhiều biến thể COVID-19 mới có khả năng lây nhiễm cao hơn sẽ xuất hiện, khi đại dịch đã mang lại cơ hội duy nhất để tái thiết lại nền kinh tế và xã hội toàn cầu theo đúng con đường tăng trưởng bền vững và toàn diện.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Standard Chartered ASEAN 2021, Chủ tịch Jose Vinals ghi nhận, các công ty ASEAN bắt đầu điều chỉnh sản phẩm và dịch vụ phù hợp với sở thích của người tiêu dùng sẽ ngày càng gặt hái được những cơ hội mà đầu tư bền vững có thể mang lại.

Trong Báo cáo Cơ hội đến năm 2030 của Ngân hàng Standard Chartered, lần đầu tiên tiết lộ quy mô của cơ hội đầu tư trị giá gần 10 nghìn tỷ USD của khu vực tư nhân chỉ đóng góp vào 3 trong tổng số các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDG), bao gồm SDG6: Nước sạch và vệ sinh; SDG7: Năng lượng sạch và giá cả phải chăng, cũng như SDG9: Công nghiệp, Sáng tạo và Phát triển hạ tầng.

Cụ thể, cơ hội đầu tư tiềm năng kết hợp của khu vực tư nhân vào Indonesia trong năm 2030 ước tính đạt khoảng 280 tỷ USD. Với 100 triệu người dân trên khắp ASEAN dự kiến sẽ di cư từ vùng nông thôn lên các thành phố trong giai đoạn từ năm 2015 – 2030, nhu cầu về cơ sở hạ tầng bền vững, bất động sản và các nguồn năng lượng bền vững hơn sẽ gia tăng đáng kể.

Chủ tịch Jose Vinals cũng cho biết thêm rằng, bên cạnh đó cũng có một lĩnh vực trọng tâm lớn khác là kỹ thuật số, điều này giúp thúc đẩy nhiều hơn sự đổi mới trong thời buổi hiện nay. Đó chính là về cách khu vực có thể làm kinh tế liên tục, bền vững và toàn diện.

Một trụ cột tăng trưởng chính

Với dự báo theo ước tính trong báo cáo e-Conomy Đông Nam Á hằng năm của Google, Temasek và Bain&Co rằng ASEAN có thể nền kinh tế kỹ thuật số đạt ít nhất 300 tỷ USD vào năm 2025, đây dự kiến sẽ là lĩnh vực đem lại sự tăng trưởng chính trong toàn khu vực.

Hiện tại, các lĩnh vực áp dụng nền kinh tế kỹ thuật số đang chiến thắng.

Trả lời câu hỏi về cách các công ty có thể đầu tư khi đối mặt với sự phục hồi không đồng đều sau COVID-19, Giám đốc điều hành khu vực châu Á của Standard Chartered Benjamin Hung lưu ý, trong sự phục hồi “hình chữ K” này, các lĩnh vực như thương mại điện tử, giao thông cộng đồng, giao hàng thực phẩm và giao hàng tạp hóa đang chiến thắng. Theo đó, những gì có khả năng số hóa hơn, dễ tiếp cận hơn và toàn diện hơn sẽ là những người chiến thắng.

Đồng tình về quan điểm này, Oliver Tonby, đối tác cấp cao, lãnh đạo cốt lõi tại trung tâm năng lực kỹ thuật số của McKinsey nhận định, nếu nhìn vào phần trăm doanh thu kỹ thuật số của 10% công ty hàng đầu, trong ngành viễn thông và truyền thông, doanh thu từ kỹ thuật số chiếm đến 95%, trong ngành ngân hàng là 85% và trong ngành bán lẻ là 93%. Vì vậy, dễ dàng có thể thấy một động lực thành công lớn đối với những công ty đi trước, có khả năng thích ứng với kỹ thuật số tốt.

Trong một thế giới mà COVID-19 đã thúc đẩy quá trình phát triển kỹ thuật số và các chu kỳ mới diễn ra nhanh hơn, sự trỗi dậy của thương mại điện tử không phải do sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng mà là do các công ty áp dụng thực tế kỹ thuật số với tốc độ cao hơn nhiều so với trước đây, Giám đốc chiến lược của Lazada Magnus Ekbom chia sẻ.

Khi hai thế giới này gặp nhau – tức người tiêu dùng hiểu biết về kỹ thuật số và công ty đang thích ứng với nền tảng kỹ thuật số - thì sự khác biệt giữa thương mại điện tử và thương mại có thể sớm biến mất.

Trong vòng 3 – 5 năm tới, thuật ngữ “thương mại điện tử” sẽ biến mất, sẽ chỉ còn lại là “thương mại”.

Cam kết mở cửa thương mại

Cam kết mở cửa thương mại và đầu tư cả trong nội khối ASEAN và với các đối tác chính đã giúp khu vực tham gia nhiều hơn vào hoạt động thương mại xuyên biên giới.

Trong khi chịu tác động của đại dịch COVID-19, thương mại và đầu tư trong khối vẫn tiếp tục rất bền vững trong năm 2020 vừa qua.

Đáng chú ý, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đạt mức cao nhất vào năm 2019 là 182 tỷ USD, đưa ASEAN trở thành khu vực nhận được FDI lớn nhất khu vực đang phát triển trên thế giới, Báo cáo Đầu tư ASEAN giai đoạn 2020 – 2021 cua Ban thư ký ASEAN cho biết.

Do ảnh hưởng từ đại dịch, FDI đã giảm xuống còn 137 tỷ USD vào năm 2020. Song xét về tỷ trọng trong số liệu FDI toàn cầu, ASEAN đã đi ngược xu hướng này với tỷ trọng tăng từ 11,9% vào năm 2019 lên 13,7% vào năm 2020.

Được biết, các chuyên gia lưu ý rằng ASEAN sẽ đóng một vai trò lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu dựa vào khả năng kết nối ngày càng cao với 5 đối tác thương mại lớn bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand và Hàn Quốc.

Hơn nữa, khi khảo sát, khoảng 83% các công ty được hỏi cho biết họ có kế hoạch gia tăng các khoản đầu tư của mình vào khu vực ASEAN lên ít nhất 25% trong 3 – 5 năm tới, sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được phê chuẩn.

Khi các quốc gia cam kết làm việc cùng nhau để cùng nhau phát triển và cùng nhau thịnh vượng, sự quan tâm chung đối với thành công, ổn định và thịnh vượng của nhau sẽ được hình thành.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.