Thứ Hai, 12/11/2018 07:19

Bất bình đẳng vaccine gây rủi ro cho phục hồi kinh tế toàn cầu

Theo dự báo kinh tế mới nhất của Liên Hiệp Quốc (LHQ) được công bố ngày 11/5, mặc dù triển vọng tăng trưởng toàn cầu đã được cải thiện, nhưng những tác động đang diễn ra của đại dịch COVID-19, cũng như tiến độ không đầy đủ trong việc tiêm chủng ở các quốc gia nghèo hơn đang khiến sự phục hồi kinh tế đối mặt với nguy cơ.

WHO cảnh báo làn sóng COVID-19 mới ở châu PhiCOVAX đặt mục tiêu triển khai vaccine Covid-19 tại hơn 100 nước trong vài tuần tới

Người dân tại thủ đô Jakarta, Indonesia được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cụ thể, Báo cáo Triển vọng và Tình hình Kinh tế Thế giới (WESP) giữa năm cảnh báo rằng, tình trạng bất bình đẳng ngày càng mở rộng đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu, được dự báo ​​ở mức 5,4% trong năm nay.

Tiếp cận vaccine rất quan trọng

Nhà kinh tế trưởng của LHQ, ông Elliott Harris cho hay: “Sự bất bình đẳng về vaccine giữa các quốc gia và các khu vực đang gây ra nguy cơ đáng kể cho sự phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đã không đồng đều và mong manh”.

“Việc tiếp cận kịp thời và phổ cập đối với tiêm chủng COVID-19 sẽ đồng nghĩa với sự khác biệt giữa việc chấm dứt đại dịch nhanh chóng và đặt nền kinh tế thế giới vào quỹ đạo phục hồi mạnh mẽ, hoặc mất thêm nhiều năm tăng trưởng, phát triển và cơ hội”, ông Elliott Harris nói thêm.

Được biết, báo báo giữa năm đã cập nhật báo cáo WESP do Văn phòng các vấn đề kinh tế và xã hội (DESA) của LHQ công bố trước đó vào tháng Giêng. Báo cáo xem xét hoạt động của nền kinh tế thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu, cũng như tác động của các phản ứng chính sách toàn cầu và những kịch bản phục hồi sau cuộc khủng hoảng.

Một bức tranh hỗn hợp

Dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức 5,4% trong năm nay theo sau mức giảm mạnh 3,6% vào năm 2020, và phản ánh sự điều chỉnh tăng so với dự báo ban đầu.

Trong khi 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang trên đường phục hồi, thì tăng trưởng kinh tế vẫn còn mong manh và không chắc chắn ở một số quốc gia trong khu vực Nam Á, châu Phi cận Sahara, Mỹ Latinh, và Caribe.

Nhiều quốc gia sẽ không chứng kiến sản lượng kinh tế trở lại mức trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, cho đến năm 2022 hoặc năm 2023.

Các tác giả của báo cáo cho biết: “Đối với đại đa số các quốc gia đang phát triển, sản lượng kinh tế sẽ duy trì dưới mức được ghi nhận vào 2019 trong phần lớn thời gian của năm 2021”.

Thương mại mạnh mẽ nhưng không đồng đều

Báo cáo nói trên cũng nêu chi tiết về sự phục hồi mạnh mẽ, nhưng không đồng đều trong thương mại toàn cầu, vốn đã lớn hơn mức trước khi đại dịch xảy ra, do nhu cầu về thiết bị điện và điện tử, thiết bị bảo hộ cá nhân, cũng như các hàng hóa sản xuất khác. 

Những nền kinh tế phụ thuộc vào sản xuất hoạt động tốt hơn; song, các quốc gia phụ thuộc vào du lịch hoặc hàng hóa khó có khả năng chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng.

Đặc biệt, các dịch vụ du lịch sẽ vẫn đình trệ do việc dỡ bỏ chậm các biện pháp hạn chế đi lại quốc tế, cùng với lo ngại về những làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới.

Bên cạnh đó, báo cáo cho thấy, đại dịch đã đẩy khoảng 114,4 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực; và trong số đó, phụ nữ chiếm khoảng 58 triệu người. Trong khi phụ nữ là những người ở tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng, đại diện cho hầu hết các nhân viên y tế, người chăm sóc và người cung cấp dịch vụ thiết yếu, họ cũng bị ảnh hưởng nặng nề nhất theo một số cách. 

Giữa đại dịch, sự tham gia của lực lượng lao động đã giảm 2% trên toàn thế giới, so với chỉ 0,2% trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007-2008, nhưng nhiều phụ nữ hơn nam giới đã buộc phải nghỉ việc để đáp ứng các nhu cầu của gia đình.

Đảm bảo sự phục hồi toàn diện

Ông Hamid Rashid, Trưởng Chi nhánh Giám sát Kinh tế Toàn cầu tại DESA, tác giả chính của báo cáo nhận định: “Đại dịch đã đẩy gần 58 triệu phụ nữ và trẻ em gái vào cảnh nghèo đói cùng cực, giáng một đòn mạnh vào các nỗ lực xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới, và làm trầm trọng thêm khoảng cách giới trong thu nhập, giàu có và giáo dục, làm cản trở tiến độ bình đẳng giới”.

Do đó, các biện pháp tài chính và tiền tệ để thúc đẩy sự phục hồi kinh tế phải tính đến tác động khác nhau của cuộc khủng hoảng đối với những nhóm dân số khác nhau, bao gồm phụ nữ, nhằm đảm bảo sự phục hồi kinh tế một cách toàn diện và mạnh mẽ, ông Hamid Rashid nói thêm.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt
Khơi thông cơ chế thị trường, tiếp sức hàng không Việt

Công bố của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) trong năm 2022 cho biết, Việt Nam đứng vị trí số 1 trong danh sách 25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới. Ngay từ tháng 4/2022, thị trường vận chuyển hàng không nội địa đã ở mức tương đương cùng kỳ năm 2019, với 69 đường bay đã được tái khai thác, mở mới và tăng tần suất. Nhờ vậy, nhu cầu di chuyển trong giai đoạn cao điểm hè, sản lượng khách nội địa đã hồi phục hoàn toàn và tăng trưởng 40 – 42% so với cùng kỳ năm 2019 trong các tháng 6 - 8/2022.

Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Các nghị quyết hứa hẹn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

10 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ chín nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra sáng 20/2. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp. Tham dự kỳ họp còn có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.