Thứ Ba, 14/01/2020 15:13

Bất chấp thời kỳ khó khăn, các mục tiêu phát triển bền vững vẫn có thể đạt được

Bất chấp 2 năm “đấu tranh kiên cường” nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và trong bối cảnh những thách thức toàn cầu vẫn đang gia tăng, sự lạc quan về mục tiêu phát triển bền vững vẫn tồn tại, Collen V.Kelapile, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp quốc (ECOSOC) cho biết tại Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF).

Hội nghị Bộ trưởng WTO: Chuyển đổi sang “thương mại xanh” là việc cấp thiếtWHO hoan nghênh sáng kiến ​​mới giúp chống lại các bệnh không lây nhiễmESCAP sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vữngASEAN hợp tác Trung Quốc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vữngVai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậu

Bất chấp thời kỳ khó khăn, các Mục tiêu Phát triển Bền vững vẫn có thể đạt được. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Được biết, các nước đang có cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc để xem xét về cách thức những chính sách phục hồi có thể đảo ngược tác động tiêu cực của đại dịch đối với mục tiêu chung là tạo ra một tương lai công bằng hơn cho tất cả mọi người và hành tinh.

Cơ hội chuyển đổi

Ông Collen V.Kelapile nhận định, không được để những thách thức toàn cầu hiện nay làm nhụt đi ý chí và quyết tâm của mọi người, mọi quốc gia. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia phải cùng nhau hành động đoàn kết để vượt qua những thử thách còn tồn tại, hướng đến một thế giới thịnh vượng hơn trong tương lai.

“Sau 2 năm đấu tranh siêu thực để chống lại đại dịch, đúng là chúng ta đang sống trong một thế giới có xung đột gia tăng, bất bình đẳng, nghèo đói và đau khổ; cùng với đó là bất ổn kinh tế, khủng hoảng năng lượng và lương thực sắp xảy ra, nợ ngày càng tăng, cũng như sự chậm trễ của tiến bộ đối với bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Chưa hết, một trong những thông điệp chính mà chúng ta đã nghe được trong vài ngày qua của Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển Bền vững (HLPF) là bất chấp những thời điểm khó khăn, vẫn có một không khí lạc quan mà Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững đã truyền đến cho chúng ta, qua đó cung cấp cho các nước niềm tin vào khuôn khổ để phục hồi trở lại tốt hơn”, Chủ tịch Collen V.Kelapile nhấn mạnh.

Công bằng vaccine

Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres chia sẻ trong cuộc họp rằng “thế giới đang gặp khó khăn sâu sắc, nhưng chúng ta còn lâu mới đối diện với bất lực”.

Ông cũng đã vạch ra 4 lĩnh vực cần hành động ngay lập tức, bắt đầu từ việc phục hồi sau đại dịch ở mọi quốc gia.

Theo đó, chúng ta phải đảm bảo quyền tiếp cận công bằng trên toàn cầu đối với vaccine, phương pháp điều trị và xét nghiệm COVID-19. Hiện nay, điều tối quan trọng là phải có một nỗ lực nghiêm túc để tăng số lượng các quốc gia có thể sản xuất vaccine, chẩn đoán và phát triển các công nghệ y tế khác.

Ngoài ra, các quốc gia cũng phải tăng cường nỗ lực để đảm bảo các đợt bùng dịch trong tương lai sẽ được quản lý tốt hơn bằng cách tăng cường hệ thống y tế và đảm bảo Bảo phủ Chăm sóc Sức khỏe Toàn dân (UHC).

Khủng hoảng lương thực và năng lượng

Người đứng đầu Liên Hiệp quốc cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực, năng lượng và tài chính, qua đó khẳng định lương thực được sản xuất tại Ukraine, thực phẩm và phân bón do Nga sản xuất phải được đưa trở lại thị trường thế giới, bất chấp xung đột vẫn đang diễn ra.

Tổng Thư ký Antonio Guterres chia sẻ: “Chúng tôi đang làm việc hết mình cho một kế hoạch, trong đó cho phép xuất khẩu thực phẩm do Ukraine sản xuất qua Biển Đen và thực phẩm, phân bón của Nga sang thị trường toàn cầu một cách an toàn và đảm bảo. Tôi xin cảm ơn các chính phủ liên quan vì sự hợp tác liên tục trong thời gian qua”.

Giải quyết bất bình đẳng kinh tế

Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng ngày nay không thể được giải quyết nếu không có giải pháp cho cuộc khủng hoảng bất bình đẳng kinh tế ở các nước đang phát triển. Chính vì lý do này, các nguồn lực lớn hơn, “không gian tài khóa”, cũng như sự linh hoạt và hiểu biết từ phía các tổ chức tài chính toàn cầu được kêu gọi tiếp tục hỗ trợ.

Đây là điều vô cùng quan trọng, nhất là khi các nước không nên quên rằng đa số người nghèo không sống ở các nước nghèo nhất, họ sống ở các nước có thu nhập trung bình. Do đó, nếu họ không nhận được sự hỗ trợ mà họ cần, triển vọng phát triển của các quốc gia có thu nhập trung bình mắc nợ nhiều sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, vị Tổng Thư ký cũng kêu gọi một Thỏa thuận Toàn cầu mới để các nước đang phát triển có thêm nhiều cơ hội công bằng hơn để xây dựng tương lai và cải thiện hệ thống tài chính toàn cầu trở thành một hệ thống “hoạt động cho những người dễ bị tổn thương, không chỉ cho những người có quyền lực”.

Đầu tư vào con người

Đại dịch đã bộc lộ sự bất bình đẳng rõ rệt, cả trong và giữa các quốc gia, cũng như ở tất cả các cuộc khủng hoảng, chứng thực người dễ bị tổn thương nhất và bị gạt ra ngoài lề xã hội chính là những người bị tổn thương nặng nề nhất.

“Đã đến lúc phải ưu tiên đầu tư vào con người; xây dựng một khế ước xã hội mới dựa trên cơ sở bảo trợ xã hội toàn dân và đại tu các hệ thống hỗ trợ xã hội được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai”, ông Antonio Guterres cho biết.

Mọi hi vọng giải quyết những thách thức của thế giới đều bắt nguồn từ giáo dục, song nó cũng “bị ảnh hưởng bởi một cuộc khủng hoảng về công bằng, chất lượng và mức độ giáo dục phù hợp”. Do đó, vị Tổng Thư ký sẽ triệu tập một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 tới để các nhà lãnh đạo thế giới đề cao giáo dục như một lợi ích cộng đồng toàn cầu.

Cách mạng năng lượng tái tạo

Đối với quan điểm cuối cùng của mình, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc đã thúc đẩy hành động khí hậu đầy tham vọng, cảnh báo rằng cuộc chiến giữ nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1,5oC so với mức tiền công nghiệp sẽ “có thắng” hoặc “có thua” trong thập kỷ này.

Nhìn chung, chấm dứt tình trạng nghiện nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu thông qua cuộc cách mạng năng lượng tái tạo là ưu tiên số 1. Tổng Thư ký Antonio Guterres yêu cầu không xây dựng thêm các nhà máy than mới và không có thêm trợ cấp dành cho nhiên liệu hóa thạch, bởi tài trợ cho nhiên liệu hóa thạch là viễn vông, trong khi tài trợ cho năng lượng tái tạo là hợp lý.

Học hỏi từ đại dịch

Các chuyên gia và các nhà lãnh đạo cũng kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực như bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo và hành động vì khí hậu, bên cạnh việc trao quyền cho những người trẻ tuổi với tư cách là “nhân tố của quá trình chuyển đổi bền vững”.

Các quốc gia cũng phải học hỏi từ đại dịch, đặc biệt là khi các hệ thống và chính sách bị rối loạn chức năng.

Thách thức chung, giải pháp chung

Bên cạnh những nỗ lực nêu trên, các nước cần giải quyết tình trạng của các quốc gia dễ bị tổn thương nhất và vì sự phát triển bền vững của châu Phi, bao gồm hỗ trợ để đạt được mục tiêu phổ cập tiêm chủng, an ninh lương thực và tiếp cận năng lượng trên toàn châu lục.

Chủ tịch Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc Abdulla Shahid cho biết, mặc dù đại dịch đã thử thách giới hạn của sự đoàn kết quốc tế, nhưng “chủ nghĩa đa phương vẫn chiếm ưu thế và đoàn kết quốc tế vẫn tồn tại”. Do đó, chúng ta phải đạt được mục tiêu bằng mọi cách có thể để đạt được một tương lai thịnh vượng và bền vững hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính
Doanh nghiệp nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính

Nhằm hạn chế diễn biến tiêu cực của biến đổi khí hậu thì giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp (DN) trên toàn cầu. Việt Nam đã có lộ trình thực hiện giảm phát thải để hướng đến phát triển bền vững.