Thứ Sáu, 24/08/2018 10:11

Biến chủng nCoV Anh nguy cơ tạo sóng lây nhiễm mới ở Mỹ

Biến chủng với tên gọi B.1.1.7 được cho là nguyên nhân tạo ra sóng lây nhiễm mới ở Anh và đã xuất hiện ở hầu khắp nước Mỹ với hơn 1.880 ca tại 45 bang, theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh (CDC).

Số người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ bằng tổng số lính Mỹ chết trong 3 cuộc chiến lớnNhóm G7 thúc đẩy cam kết hỗ trợ vắc-xin cho các nước nghèo hơnTổng thống Mỹ: Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lạiMỹ: Chuyên gia khuyến cáo nguy cơ biến thể COVID-19 khi các bang nới lỏng hạn chếNhóm Quad thảo luận hợp tác trong ứng phó với các thách thức toàn cầu

Tuy nhiên, đây chỉ là số ca được phát hiện bằng cách giải mã trình tự gen, vốn ít phổ biến tại Mỹ, theo chuyên gia về virus Trevor Bedford từ Đại học Washington và Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson.

Nhân viên y tế chuyển một ca bệnh Covid-19 từ xe cứu thương vào phòng cấp cứu ở Placentia, bang California, hôm 8/1. Ảnh: AP

"Số ca nhiễm (biến chủng nCoV Anh) sẽ tăng vào mùa xuân. Nó có thể dẫn tới nhiều đợt bùng phát mới vào tháng 4 hoặc tháng 5, hơn cả những gì chúng ta tưởng tượng. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng mọi chuyện sẽ được kiểm soát vào mùa hè và sẽ có rất ít virus được lưu hành", Bedford nói tại một cuộc họp báo do Trung tâm Fred Hutchinson tài trợ.

Theo ông, nỗ lực tiêm vaccine cùng các biện pháp giảm thiểu tiếp xúc như đeo khẩu trang hay tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội sẽ giúp ngăn dịch bệnh lây lan.

Tiến sĩ Josh Schiffer, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Fred Hutchinson, cũng cho rằng với những biến chủng nCoV mới, "rất khó ngăn chặn hoàn toàn đợt bùng phát thứ tư".

Tiêm phòng là cách tốt nhất để làm chậm bất kỳ đợt bùng phát mới nào, các chuyên gia nhấn mạnh. "Chúng tôi muốn có nhiều loại vaccine khác nhau và khả năng miễn dịch mạnh mẽ từ những loại vaccine đó", Bedford cho hay.

Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, số người chết vì Covid-19 của Mỹ đến nay bỏ xa bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, hơn gấp đôi so với Brazil, vùng dịch chết chóc thứ hai toàn cầu. Mỹ cũng ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV nhất, với hơn 28 triệu trường hợp dương tính, hơn gấp đôi so với Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, và gần gấp ba Brazil.

Cho tới nay, hơn 44 triệu người Mỹ đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19, trong đó khoảng 19,4 triệu người đã được tiêm hai mũi. Tuy nhiên, con số này mới chỉ chiếm chưa đầy 6% dân số Mỹ.

Theo Vnexpress

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.