Chủ Nhật, 18/02/2018 20:21

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát các đợt dịch bệnh mới

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100.

Đông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khácChính sách phản ứng với đại dịch cần song hành với chính sách khí hậu

Dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia có thể ẩn chứa những loài vi khuẩn, virus nguy hiểm. Ảnh: Getty

Theo các nhà khoa học, sự hồi sinh của các loài virus vốn đã không hoạt động từ lâu, sự trỗi dậy của bệnh đậu mùa gây chết người, hay dịch sốt xuất huyết hoặc zika ở châu Âu… có thể chỉ là một giả thuyết bi quan, nhưng đồng thời cũng là  một kịch bản nghiêm trọng và ngày càng hợp lý về dịch bệnh do sự nóng lên toàn cầu.

Đến nay, đại dịch COVID-19 đã càn quét toàn cầu và cướp đi sinh mạng của hơn 777.000 người gần như chắc chắn đến từ một loài dơi hoang dã, làm nổi rõ mối nguy hại của việc loài người thường xuyên xâm phạm không gian hoang dã vốn đang ngày càng bị thu hẹp trên Trái đất.

Song song đó, biến đổi khí hậu cũng đang nổi lên như một nguyên nhân gây các bệnh truyền nhiễm, bằng cách mở rộng lãnh thổ có dấu vết của muỗi mang bệnh sốt rét và sốt xuất huyết, hay làm tan rã các mầm bệnh thời tiền sử từ lớp băng vĩnh cửu ở Siberia – nơi được ví như “quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu” trải khắp Nga, Canada và Alaska.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), ngay cả khi nhân loại cố gắng hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C, thì băng vĩnh cửu vẫn sẽ tan và giảm 25% diện tích vào năm 2100. Và vấn đề đáng lo ngại chính là những thứ ẩn giấu dưới lớp băng vĩnh cửu đó

Khi mặt đất tan băng, các hạt đất đã từng đóng băng, vật chất hữu cơ và vi sinh vật đã bị nhốt trong hàng thiên niên kỷ sẽ được dòng nước đưa lên bề mặt, từ đó đưa những vi sinh vật này lây lan vào môi trường hiện nay, dẫn tới nguy cơ gây ra những vụ dịch mới, giáo sư địa vật lý Vladimir Romanovsky tại Đại học Alaska giải thích.

Theo nhiều nhà khoa học, mặc dù sự hồi sinh của vi khuẩn hoặc virus cổ đại vẫn còn là suy đoán, nhưng biến đổi khí hậu đã đẩy mạnh sự lây lan của các loại bệnh giết chết khoảng 500.000 người/năm như sốt rét, sốt xuất huyết, chikungunya, zika…

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên
Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên

Đó là nội dung cuộc thi do Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp với Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp & Nghề công tác xã hội Việt Nam tổ chức các vòng sơ khảo ở ba khu vực bắc, trung, nam từ 8/2-15/3; trong đó tại khu vực miền Trung sẽ tổ chức tại TP. Huế vào ngày 6/3. Vòng chung kết sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 15/3.