Thứ Tư, 20/11/2019 07:35

Biến đổi khí hậu khiến nắng nóng ở Ấn Độ xảy ra thường xuyên hơn gấp 100 lần

Theo một nghiên cứu mới được Cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Met Office của Vương quốc Anh công bố, đợt nắng nóng gay gắt ở Tây Bắc Ấn Độ và Pakistan có khả năng sẽ diễn ra với tần suất tăng gấp 100 lần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì biến đổi khí hậu gây nên do hoạt động của con người.

Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ CLiên Hiệp Quốc công bố cẩm nang về các giải pháp chống biến đổi khí hậuIPCC: Đông Nam Á nằm trong số các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậuNóng lên toàn cầu có thể làm giảm đến 64% GDP của các nước đang phát triểnVai trò của khu vực tư nhân trong biến đổi khí hậu

Người dân Ấn Độ chật vật vì nắng nóng kỷ lục. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân Dân

Nhiệt độ khắc nghiệt bắt đầu từ tháng 3 đã lập kỷ lục trong khu vực và buộc hàng triệu người phải thay đổi cách làm việc và sinh hoạt. Cụ thể, Ấn Độ đã trải qua nhiệt độ tháng 3 cao nhất và nhiệt độ tháng 4 cao thứ ba trong 122 năm. Cùng lúc, Pakistan có mức nhiệt độ của tháng 4 cũng cao kỷ lục.

Được biết, bài nghiên cứu đã ước tính xem, liệu biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra các hiện tượng nắng nóng như thế nào, trong đó sử dụng sự kiện nắng nóng kỷ lục của khu vực vào tháng 4 và tháng 5/2010 làm tiêu chuẩn.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, nếu không tính đến biến đổi khí hậu, xác suất xuất hiện nhiều hơn 1 sự kiện nắng nóng như sự kiện xảy ra vào năm 2010 được dự đoán sẽ là 312 năm/lần. Tuy nhiên, sau khi tính đến tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ kỷ lục như vậy hiện được dự đoán sẽ xuất hiện 3,1 năm/lần. Vào cuối thế kỷ này, tần suất có thể sẽ chạm ngưỡng 1,15 năm/lần.

Nikos Christidis, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: “Những đợt nóng luôn là đặc điểm của khí hậu trước gió mùa của khu vực trong suốt tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, biến đổi khí hậu đang thúc đẩy cường độ nắng nóng của những đợt này”.

Ghi nhận tại Ấn Độ, nhiệt độ tối đa trung bình vào tháng 4 là 35,3oC, hoặc 35,42oC vào năm 2010 và 35,12oC vào năm 2016.

Đồng thời, nhiệt độ trung bình vào tháng 3 là 33,1oC, mức trung bình cao nhất trong 122 năm qua và cao hơn 1 chút so với kỷ lục trước đó vào tháng 3/2010.

Cũng tại Ấn Độ, trong tháng 5 này, nhiệt độ đang đạt trên mức trung bình. Trong những ngày gần đây, nhiệt độ ở nhiều vùng tại Ấn Độ đã lên đến 50oC, trong khi các vùng của Pakistan đạt 51oC vào Chủ nhật tuần trước (15/5).

Paul Hutcheon, thuộc Bộ phận Hướng dẫn toàn cầu của Met Office cho biết, đợt nắng nóng đã dịu đi kể từ đó, song mức nhiệt tối đa có thể sẽ lại chạm ngưỡng 50oC ở một số khu vực.

Các nhà khoa học sẽ phải đợi đến cuối tháng, khi tất cả các kỷ lục nhiệt độ của tháng 4 và tháng 5 đã được đối chiếu để xem, liệu đợt nắng nóng năm nay có vượt quá mức ghi nhận trong năm 2010 hay không.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử
Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tử

Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ nhóm họp tại Ấn Độ vào tuần tới để thảo luận về vấn đề nợ đang gia tăng giữa các nước đang phát triển, quy định về tiền điện tử và nỗi lo suy thoái toàn cầu.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.