Thứ Hai, 24/04/2017 10:18

Biến đổi khí hậu trở thành mối quan tâm cấp bách của toàn nhân loại

Cựu Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos và là người đạt giải Nobel Hòa bình 2016 cảnh báo, mối đe dọa của biến đổi khí hậu đã và đang vượt lên chiến tranh hạt nhân để trở thành mối quan tâm cấp bách nhất mà con người phải đối mặt.

Mỹ kiên quyết rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậuHàng triệu thanh nhiên xuống đường vì tương lai của Trái đấtKhi biến đổi khí hậu đe dọa hòa bình

Biến đổi khí hậu đang tàn phá tương lai của toàn nhân loại. Ảnh: Tuổi trẻ

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Kinh tế Xanh Thế giới diễn ra ở Dubai, vị cựu tổng thống cho biết: “Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới đã phải đối mặt với mối đe dọa từ chiến tranh hạt nhân. Đến nay, mối đe dọa từ chiến tranh hạt nhân vẫn còn đó. Song chúng ta đang chắc chắn gặp phải điều tồi tệ hơn, đó chính là biến đổi khí hậu. Nếu chúng ta không hành động, chúng ta sẽ diệt vong. Chúng ta buộc phải hành động để giành lấy sự sống”.

Tại hội nghị, các chuyên gia tham dự cũng kêu gọi nhiều chính sách tích cực hơn để đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris là ngăn nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 2oC (3,6o F). Trong đó cần hành động nhiều hơn để giảm lượng khí thải Carbon, đẩy nhanh tiến độ chuyển sang sử dụng phổ biến năng lượng tái tạo và áp thuế đối với khí thải Carbon.

Trong một diễn biến có liên quan, Chủ tịch Hội đồng Năng lượng Xanh thế giới Mohamed Kafafy cho rằng các nguồn quỹ thu được từ thuế Carbon nên được dùng để thúc đẩy thực hiện các sáng kiến kinh tế xanh, cũng như những dự án, kế hoạch về năng lượng tái tạo.

Trong tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng hối thúc các nước gây ô nhiễm lớn nhất trên thế giới chấp nhận mức thuế phát thải 75 USD/tấn trong 10 năm tới để giữ tình trạng biến đổi khí hậu ở mức độ an toàn.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.