Thứ Sáu, 26/07/2019 16:27

Biến thể mới tiếp theo có thể sẽ lây lan mạnh hơn Omicron

Các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, biến thể tiếp theo của COVID-19 xuất hiện trên thế giới sẽ dễ lây lan hơn Omicron. Nhưng câu hỏi thực sự mà các nhà khoa học cần trả lời là liệu biến thể mới này có gây chết người nhiều hơn hay không.

GDP ASEAN+3 sẽ chạm mốc 4,9% trong năm 2022Văn hóa trách nhiệm giúp Nhật Bản giữ số ca nhiễm COVID-19 ở mức thấpOmicron có thể là hồi kết cho đại dịch ở châu ÂuBiến thể phụ của Omicron xuất hiện ở 40 quốc giaThế giới đã ghi nhận trên 347 triệu ca mắc COVID-19

Nỗ lực hành động để ngăn chặn biến thể này không sinh ra thêm các biến thể khác là điều kiện tiên quyết phải đạt được. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

Cụ thể, khoảng 21 triệu trường hợp COVID-19 đã được báo cáo với tổ chức WHO trong tuần trước, lập kỷ lục toàn cầu mới về số ca nhiễm ghi nhận hàng tuần do biến thể Omicron lây lan nhanh chóng, Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về COVID-19 của WHO thông tin.

Trong khi biến thể Omicron dường như ít độc lực hơn so với các chủng virus trước, số lượng lớn các ca bệnh vẫn đang phá hủy các hệ thống bệnh viện trên toàn thế giới.

“Biến thể tiếp theo mà chúng ta quan tâm sẽ dễ lây lan hơn bởi nó phải vượt qua những gì đang lưu hành trên toàn cầu. Câu hỏi lớn là liệu các biến thể trong tương lai có gây ra những trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn hay không”, bà Maria Van Kerkhove nhận định.

Theo đó, bà Maria cảnh báo không nên tin tưởng vào giả thuyết rằng virus sẽ tiếp tục biến đổi thành các chủng nhẹ hơn, khiến mọi người ít mắc bệnh hơn so với các chủng biến thể trước đó.

“Không có gì đảm bảo điều đó. Chúng tôi hy vọng đó có thể là một trường hợp, nhưng không có gì đảm bảo”, bà Maria chia sẻ, qua đó lưu ý mọi người nên chú ý đến các biện pháp an toàn công cộng. Hơn nữa, đợt dịch tiếp theo của COVID cũng có thể né tránh các biện pháp bảo vệ từ vaccine, khiến các loại vaccine hiện có trở nên ít hiệu quả hơn.

Ngày 25/1, Pfizer và BioNTech đã bắt đầu thử nghiệm vaccine COVID-19 nhắm mục tiêu cụ thể vào biến thể Omicron, khi lo ngại rằng các loại vaccine hiện tại không thể chống lại nguy cơ nhiễm bệnh và các triệu chứng bệnh nhẹ gây nên bởi chủng virus mới vốn chỉ xuất hiện hơn 2 tháng về trước.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã chỉ ra trong một nghiên cứu được công bố vào tuần trước rằng, sau 14 ngày tiêm liều thứ 3, một liều tăng cường của vaccine Pfizer có tỷ lệ ngăn ngừa nguy cơ nhập viện do Omicron lên đến 90%.

Liều tăng cường cũng có hiệu quả lên đến 75% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus có triệu chứng từ Omicron trong khoảng thời gian từ 2-4 tuần sau khi tiêm mũi thứ 3, dữ liệu do Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA) công bố vào đầu tháng này cho thấy. Tuy nhiên, cũng từ kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng bảo vệ tăng cường sẽ suy yếu sau khoảng 10 tuần, từ đó cung cấp khả năng bảo vệ từ 45% - 50% chống lại nhiễm bệnh có triệu chứng.

Các quan chức WHO cho hay, dù biến thể Omicron dường như đã đạt đỉnh ở một số quốc gia, song nó vẫn đang tiếp tục hoành hành ở các quốc gia khác.

“Bạn sẽ không phải đeo khẩu trang suốt đời, giữ khoảng cách với người khác suốt đời. Song đến thời điểm hiện tại, những biện pháp này là vô cùng cần thiết”, Trưởng nhóm chuyên gia kỹ thuật về COVID-19 của WHO Maria Van Kerkhove nhấn mạnh.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết, virus đã được chứng minh là mang đến cho chúng ta nhiều bất ngờ khó chịu. Các quan chức y tế thế giới cần tiếp tục theo dõi COVID-19 khi đại dịch tiếp tục diễn biến và sẵn sàng ứng phó nếu tình hình lại một lần nữa phức tạp, buộc chúng ta tái áp dụng những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn biến thể này không sinh ra thêm các biến thể mới.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc
Nhìn lại 1 tuần mở cửa của Trung Quốc

Một tuần sau khi mở cửa hôm 8-1, dịch COVID-19 ở Trung Quốc vẫn là tâm điểm của thế giới sau khi nước này bất ngờ công bố số ca tử vong chính thức do dịch bệnh này trong vòng một tháng qua là 59.938 người.