Thứ Bảy, 08/06/2019 20:42

Biến thể Omicron gần như “không gây bệnh nghiêm trọng” bằng Delta

Nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci thông tin, từ các dấu hiệu ban đầu có thể thấy rằng biến thể Omicron của COVID-19 không nghiêm trọng hơn các chủng cũ và có thể nhẹ hơn.

Biến thể Omicron đã lan đến hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổNguy cơ biến thể Omicron xâm nhập vào Việt Nam rất lớn

Thế giới vẫn cần gia tăng cảnh giác trước sự xuất hiện và lây lan của biến thể Omicron mới. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Phát biểu với phóng viên báo AFP, cố vấn y tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chia nhỏ những điều cần biết và chưa biết về Omicron thành 3 lĩnh vực chính: Khả năng lây nhiễm, khả năng tránh được miễn dịch và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Về khả năng lây nhiễm, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, biến thể Omicron mới “rõ ràng là có khả năng lây nhiễm cao hơn”, rất có thể là hơn Delta – chủng biến thể đang thống trị toàn cầu. Dữ liệu tích lũy về dịch tễ học từ khắp nơi trên thế giới cũng cho thấy khả năng tái nhiễm của Omicron cao hơn.

Đối với câu hỏi về mức độ nghiêm trọng, nó gần như chắc chắn là không nghiêm trọng bằng những gì biến thể Delta mang lại, Tiến sĩ Anthony Fauci khẳng định.

“Có một số gợi ý rằng biến thể mới thậm chí có tỷ lệ gây bệnh nghiêm trọng không cao. Điều này được chứng minh khi nhìn vào một số nhóm đang được theo dõi tại Nam Phi, có thể thấy tỷ lệ giữa số ca mắc và số ca bệnh nặng phải nhập viện dường như ít hơn so với tình trạng COVID-19 gây nên bởi của biến thể Delta”, ông Fauci chia sẻ.

Tuy nhiên, sẽ mất thêm ít nhất là vài tuần nữa để xác nhận ở Nam Phi, nơi biến thể Omicron được phát hiện đầu tiên vào tháng 11. Sau đó, khi dịch lây lan khắp phần còn lại của thế giới, có thể sẽ phải cần thêm nhiều thời gian hơn để xem xét liệu mức độ nghiêm trọng cụ thể là như thế nào.

Cũng theo Tiến sĩ Anthony Fauci, một loại virus tuy dễ lây nhiễm, song không làm bệnh diễn biến nặng, cũng như không gia tăng số ca nhập viện và tử vong là “kịch bản tốt nhất”.

Hiện nay, biến thể Omicron đã lây lan đến hàng chục quốc gia trên toàn cầu, dù chưa ghi nhận bất kỳ ca tử vong nào. Khoa học vẫn chưa rõ nguồn gốc của virus, song có hai giả thuyết:

Hoặc biến thể tiến hóa bên trong cơ thể của một bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, chẳng hạn như một người nhiễm HIV không thể nhanh chóng chống lại sự tấn công của virus; hoặc virus đã được lai từ người sang động vật, sau đó quay trở lại lây nhiễm cho người ở dạng đột biến hơn.

Khi được hỏi liệu những người đã tiêm chủng có nên thận trọng hơn khi nguồn thông tin vẫn chưa đầy đủ và cụ thể hay không, Tiến sĩ Anthony Fauci khẳng định mọi người nên thận trọng, đặc biệt là khi đi lại và đeo khẩu trang khi tụ tập trong không gian kín mà không rõ tình trạng bệnh của những người xung quanh.

Khi đủ điều kiện, những người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn nên tìm cách tiêm nhắc lại để tăng cường khả năng bảo vệ và miễn dịch của bản thân.

Trong một thông tin có liên quan, các mũi tiêm tăng cường được chứng minh là làm gia tăng đáng kể mức độ kháng thể và dẫn đến kết quả tốt hơn. Như Israel, quốc gia này thậm chí đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng tăng cường sớm hơn cả Mỹ. Tuy nhiên tùy vào từng người, có cần thiết phải tiêm vaccine COVID-19 tăng cường hay không vẫn phải xem xét kỹ.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.