Thứ Tư, 10/07/2019 09:58

Ca mắc mới giảm, thế giới ghi nhận gần 307,9 triệu ca nhiễm COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h sáng 10/1 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 307.869.046 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.505.839 người tử vong. Số ca hồi phục là 259.527.602.

WHO: Nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron gây ra triệu chứng nhẹĐầu năm 2022, hơn 4.000 chuyến bay bị hủy trên khắp thế giớiWHO: “Giai đoạn cấp tính” của đại dịch COVID-19 có thể kết thúc trong năm 2022Nền kinh tế thế giới sẽ vượt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022Hàng ngàn chuyến bay bị hủy vào dịp lễ Giáng sinh do dịch

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California (Mỹ). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong 24 giờ qua, số ca mắc mới trên thế giới đã giảm so với ngày trước đó, từ hơn 2,1 triệu ca xuống còn hơn 1,8 triệu ca.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, với 61.262.567 ca mắc và 859.356 ca tử vong. Hiện số ca mắc và tử vong tại Mỹ chiếm lần lượt khoảng 20% và hơn 15% tổng số ca mắc và tử vong của toàn thế giới. Trong 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận số ca mắc mới cao nhất thế giới, với 308.153 ca.

Trong bối cảnh biến thể Omicron đang dần trở thành biến thể "chủ đạo," giới chuyên gia cho biết số ca mắc mới gia tăng nhanh tại Mỹ như hiện nay đang gây áp lực thêm đối với hệ thống y tế, dù các nghiên cứu sơ bộ cho thấy biến thể này không gây bệnh nặng bằng các biến thể trước.

Tại Mexico, giới chức y tế Mexico thông báo đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc đồng thời cả cúm và COVID-19 (gọi là Flurona). Bệnh nhân là một phụ nữ 28 tuổi sống tại thành phố Tepic, bang Nayarit của nước này.

Cơ quan y tế địa phương đã khẩn cấp yêu cầu người dân tuân thủ nghiêm các biện pháp vệ sinh dịch tễ để tránh lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã ra lệnh tạm dừng các lớp học trực tiếp và hàng loạt hoạt động không thiết yếu như quán bar, căng tin, sòng bài, vũ trường, hộp đêm, các sự kiện xã hội, thể thao, sinh hoạt tôn giáo và các sự kiện tập trung đông người khác trong vòng 12 ngày tới.

Mexico đang đối diện với làn sóng dịch COVID-19 thứ tư, khi số ca nhiễm mới ở các mức kỷ lục liên tiếp trong 5 ngày qua, theo đó, tổng số ca nhiễm từ đầu dịch lên tới 4,113 triệu ca, trong đó có hơn 300.000 trường hợp tử vong.

Australia ghi nhận số ca mắc COVID-19 vượt 1 triệu ca

Trong khi đó, Australia ngày 10/1 đã ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 vượt 1 triệu ca, trong đó hơn 500.000 ca được ghi nhận trong tuần trước. Số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện là 2.387 ca. Tuy nhiên, theo giới chức Australia, tỷ lệ tử vong trong làn sóng dịch do Omicron gây ra thấp hơn so với làn sóng dịch trước.

Số ca bệnh phải nhập viện gia tăng khiến nhiều bang phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế, trong khi tình trạng thiếu nhân viên đang xảy ra ở mọi ngành, nghề, do người lao động mắc bệnh hoặc phải thực hiện cách ly. Từ ngày 10/1, Australia sẽ triển khai tiêm vaccine của Pfizer cho 2,3 triệu trẻ em từ 5-11 tuổi.

Tại Kuwait, chính phủ nước này đã hối thúc người dân hạn chế đi nước ngoài, trừ trường hợp cần thiết, trong bối cảnh số ca mắc mới trong 24 giờ qua tại nước này lên tới 2.999 ca - mức cao nhất kể từ khi nước này ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 vào tháng 2/2020.

Mông Cổ có các ca nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng đầu tiên

Tại Mông Cổ, Bộ trưởng Y tế Sereejav Enkhbold đã xác nhận 5 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron trong cộng đồng ở nước này. Trước đó, ngày 7/1, Mông Cổ xác nhận 12 trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể Omicron ở nước này là người nhập cảnh.

Theo Bộ trưởng Enkhbold, việc phát hiện các ca nhiễm Omicron nhập cảnh và trong cộng đồng đã đánh dấu sự khởi đầu của đợt dịch COVID-19 thứ tư ở Mông Cổ, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh và tuân thủ các hướng dẫn y tế. Ông Enkhbold dự báo làn sóng thứ tư tại nước này sẽ đạt đỉnh vào cuối tháng Một hoặc đầu tháng Hai tới.

Người dân chờ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Algiers (Algeria). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong những ngày gần đây, Mông Cổ ghi nhận hơn 1.000 ca mắc COVID-19 mỗi ngày. Đến nay Mông Cổ đã ghi nhận hơn 395.800 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.999 trường hợp tử vong.

Trước những diễn biến phức tạp của đại dịch, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune cho biết chính phủ nước này cam kết cung cấp tất cả nguồn lực cần thiết để phòng, chống đại dịch COVID-19.

Phát biểu tại Diễn đàn quốc gia về hiện đại hóa hệ thống chăm sóc sức khỏe, bế mạc ngày 9/1, Tổng thống Tebboune kêu gọi người dân Algeria đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhằm góp phần mang lại thành công cho chiến dịch tiêm chủng hiện nay.

Ông nhấn mạnh rằng đây là cách thức duy nhất để đối phó và ngăn chặn đại dịch. Trong 24 giờ qua, Algeria ghi nhận 415 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 222.157 ca.

Theo TTXVN/Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.