Thứ Ba, 30/04/2019 07:00

Các nhà lãnh đạo Mỹ và châu Âu ra tuyên bố chung về hoạt động hạt nhân của Iran

Ngày 30/10, các nhà lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp và Anh đã ra tuyên bố chung về hoạt động hạt nhân của Iran, sau cuộc gặp riêng bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rome (Italy).

Iran và các nước bắt đầu vòng đàm phán thứ 6 về khôi phục JCPOAMỹ và Iran có khởi đầu tích cực trong vấn đề hạt nhân

Các đại biểu thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rome, Italy, ngày 30/10/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc gặp, các nhà lãnh đạo Mỹ, Đức, Pháp và Anh cho biết: "Chúng tôi tin rằng vẫn có thể nhanh chóng đạt được và thực hiện một sự hiểu biết về việc tuân thủ đầy đủ (Kế hoạch Hành động Toàn diện chung -JCPOA)".

Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đồng thời thúc giục Tổng thống Iran nắm bắt cơ hội để Mỹ có thể quay trở lại thỏa thuận JCPOA năm 2015 về chương trình hạt nhân của nước này nhằm ngăn chặn "sự leo thang nguy hiểm".

Tuyên bố chung viết: "Chúng tôi kêu gọi Tổng thống Ebrahim Raisi nắm bắt cơ hội này và hành động có thiện chí để các cuộc đàm phán có thể khẩn trương tìm ra kết quả. Đó là cách an toàn duy nhất để ngăn chặn sự leo thang nguy hiểm, điều sẽ không có lợi cho bất kỳ quốc gia nào".

Bốn nhà lãnh đạo cũng nhất trí rằng Iran cần hợp tác với hoạt động giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) để tạo điều kiện cho khả năng Mỹ quay lại JCPOA. Các nhà lãnh đạo cũng khẳng định quyết tâm "đảm bảo rằng Iran không bao giờ có thể phát triển hoặc có được vũ khí hạt nhân".

Đầu tuần này, Tehran cho biết họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán với các cường quốc trên thế giới vào tháng 11 tới về việc khôi phục thỏa thuận JCPOA sau 5 tháng gián đoạn. Iran đã tổ chức 6 cuộc đàm phán gián tiếp tại Vienna (Áo) với chính quyền của Tổng thống Joe Biden về việc quay trở lại thỏa thuận trên, nhưng các cuộc đàm phán đã bị gián đoạn vào tháng 6.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững
Thúc đẩy xây dựng tương lai kiên cường và bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang thúc đẩy chương trình nghị sự năm 2023, nhằm xây dựng một tương lai kiên cường và bền vững, khi các quan chức đến từ 21 nền kinh tế thành viên nhóm họp tại Hội nghị quan chức cấp cao APEC lần thứ nhất và các cuộc họp liên quan.