Thứ Hai, 13/04/2020 15:11

Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69% kể từ năm 1970

Theo một kết quả đánh giá được Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) công bố vào ngày hôm nay (13/10), các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970, trong bối cảnh nhiều diện tích rừng bị chặt phá và các đại dương bị ô nhiễm.

Cá mập Địa Trung Hải đứng trước nguy cơ biến mấtWWF: Địa Trung Hải có nguy cơ trở thành “biển rác nhựa”

Sư tử được chăm sóc tại vườn thú London, Vương quốc Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, báo cáo của WWF đã sử dụng dữ liệu năm 2018 từ Hiệp hội Động vật học London về tình trạng của 32.000 quần thể động vật hoang dã bao gồm hơn 5.000 loài, trong đó cho thấy quy mô của các quần thể đã giảm trung bình 69%. Đáng chú ý, tình trạng phá rừng, các hoạt động khai thác của con người, ô nhiễm và biến đổi khí hậu là những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tổn thất này.

Cũng theo WWF, các quần thể động vật hoang dã ở khu vực Mỹ Latinh và Caribe bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng, khi ghi nhận mức giảm 94% chỉ trong 5 thập kỷ. Trong số đó, một quần thể cá heo sông Amazon ở Brazil đã giảm mạnh 65% trong giai đoạn 1994 - 2016.

Ông Andrew Terry, Giám đốc phụ trách chính sách và bảo tồn tại Hiệp hội Động vật học London cho rằng, những phát hiện của báo cáo nói trên gần giống với những phát hiện trong lần đánh giá gần đây nhất của WWF vào năm 2020, với quy mô quần thể động vật hoang dã tiếp tục giảm ở tốc độ khoảng 2,5% mỗi năm.

Sự sụt giảm trên diện rộng này đã thúc đẩy những yêu cầu khẩn cấp đối với nỗ lực tăng cường sự hỗ trợ dành cho thiên nhiên. Vào tháng 12 tới đây, các đại biểu đến từ khắp nơi trên thế giới sẽ nhóm họp tại thành phố Montreal (Canada) để đưa ra một chiến lược toàn cầu mới, nhằm bảo vệ động vật và thực vật trên thế giới. Một trong những yêu cầu lớn nhất có thể sẽ là tăng cường tài chính cho các nỗ lực bảo tồn toàn cầu.

Trong một động thái liên quan, bà Alice Ruhweza, Giám đốc khu vực châu Phi của WWF nhấn mạnh: "Chúng tôi đang kêu gọi các quốc gia giàu có cung cấp sự hỗ trợ tài chính để bảo vệ thiên nhiên".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Hạt vi nhựa đã lấn sâu
Hạt vi nhựa đã lấn sâu

Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.

Xả thải vô trách nhiệm, dân khổ
Xả thải vô trách nhiệm, dân khổ

Những ngày giáp Tết Quý Mão, hàng trăm bao tải rác thải độc hại, như bao túi ni lông, xăm cao su... không biết từ đâu bỗng dưng xuất hiện tại khu vực trên một cách ngổn ngang và từng đống lớn gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, làm nhiều người dân địa phương bức xúc.

Sao la gần hơn
Sao la gần hơn

Từ sinh vật đặc hữu được xem là kỳ lân châu Á, sao la ngày càng được cộng đồng quan tâm nhiều hơn. Không chỉ trở thành linh vật trong SEA Games 31, hình ảnh và tên gọi sao la còn trở thành thương hiệu kinh doanh ở nhiều lĩnh vực.