Thứ Bảy, 10/02/2018 09:44

Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 20 triệu ca mắc, nhiều nơi nguy cấp

Thế giới đã vượt mốc hơn 20 triệu ca mắc Covid-19, đại dịch đã hoành hành và cướp đi tính mạng của nhiều người suốt từ cuối năm 2019 đến nay.

Hạn chế đi lại vì COVID-19 và mặt lợi cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậuWHO: Hợp tác toàn cầu là lựa chọn duy nhất để chống COVID-19

Trang thống kê toàn cầu Worldometer cập nhật tình hình Covid-19 vào lúc 6h03 ngày 10/8/2020 như sau: Thế giới có 20.000.331 ca mắc Covid-19 và 733.139 trường hợp tử vong do căn bệnh viêm đường hô hấp cấp này.

Trong vòng 23 giờ đồng hồ, thế giới ghi nhận thêm 203.382 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 (gây bệnh Covid-19) và 4.330 ca tử vong do đại dịch này.

Bản đồ các điểm nóng Covid-19 trên toàn cầu. Đồ họa: Đại học Johns Hopkins

Theo số liệu mới của Worldometer, 10 nước hiện ghi nhận số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất thế giới như sau: (1) Mỹ, (2) Brazil, (3) Ấn Độ, (4) Nga, (5) Nam Phi, (6) Mexico, (7) Peru, (8) Colombia, (9) Chile, và (10) Tây Ban Nha.

Trong khi đó, 10 quốc gia có số ca tử vong do Covid-19 lớn nhất toàn cầu bao gồm: (1) Mỹ, (2) Brazil, (3) Mexico, (4) Anh, (5) Ấn Độ, (6) Italy, (7) Pháp, (8) Tây Ban Nha, (9) Peru, và (10) Iran.

Có 6 nước xuất hiện đồng thời trong 2 danh sách trên, đó là: Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Mexico, Peru, và Tây Ban Nha. Ấn Độ là quốc gia châu Á duy nhất trong nhóm này.

Như vậy xét ở góc độ châu lục, châu Mỹ là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới hiện nay. Xét ở cấp độ quốc gia, Mỹ và Brazil là 2 ổ dịch lớn nhất thế giới, cả ở khía cạnh người nhiễm bệnh lẫn người tử vong do Covid-19.

Mỹ hiện ghi nhận 5.196.643 ca mắc Covid-19 (tăng thêm 45.048 ca sau 1 ngày) và 165.564 ca tử vong do bệnh này (tăng thêm 481 ca sau 1 ngày). Brazil bám sát với 3.035.422 ca mắc (tăng thêm 22.053 ca sau 1 ngày) và 101.049 ca tử vong (tăng thêm 506 ca sau 1 ngày).

Cũng theo cập nhật của Worldometer, 10 quốc gia có số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất châu Á như sau: (1) Ấn Độ, (2) Iran, (3) Saudi Arabia, (4) Pakistan, (5) Bangladesh, (6) Thổ Nhĩ Kỳ, (7) Iraq, (8) Philippines, (9) Indonesia, và (10) Qatar.

Về phương diện bệnh nhân tử vong do Covid-19, 10 nước đứng đầu châu Á gồm: (1) Ấn Độ, (2) Iran, (3) Pakistan, (4) Thổ Nhĩ Kỳ, (5) Indonesia, (6) Iraq, (7) Trung Quốc, (8) Bangladesh, (9) Saudi Arabia, và (10) Philippines.

Như vậy Ấn Độ đang là trọng điểm số 1 châu Á về cả số ca nhiễm và số ca tử vong do Covid-19. Hiện quốc gia Nam Á này ghi nhận tới 2.214.137 ca mắc Covid-19 (tăng  62.117 trường hợp sau 1 ngày) và  44.466 ca tử vong do bệnh này (tăng thêm tới  1.013 trường hợp sau 1 ngày – mức tăng này thậm chí còn cao hơn cả Mỹ và Brazil).

Khu vực Đông Nam Á có 2 nước Indonesia và Philippines góp mặt trong 2 danh sách top 10 châu Á đáng buồn nói trên. Indonesia và Philippines hiện đứng đầu Đông Nam Á về số ca nhiễm SARS-CoV-2 và số ca tử vong do virus này. Cụ thể, Indonesia có 125.396 ca bệnh Covid-19 và 5.723 người tử vong do bệnh này, trong khi Philippines có 129.913 bệnh nhân Covid-19 và 2.270 trường hợp tử vong do bệnh này. Riêng Indonesia đã vượt xa Trung Quốc về số ca tử vong do Covid-19.

Đại dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.