Thứ Bảy, 14/10/2017 11:44

Cập nhật Covid-19: Thế giới thêm 67.893 ca mắc và 5.217 ca tử vong

Trong gần 24 tiếng, thế giới có thêm 67.893 ca mắc bệnh Covid-19 và 5.217 ca tử vong do đại dịch này.

World Bank: Nam Á dự báo đối mặt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong 40 năm quaHơn 22.000 nhân viên y tế toàn cầu mắc Covid-19WHO: Cần thận trọng với các lệnh dỡ bỏ hạn chế

Trang thống kê toàn cầu Worldometer cập nhật tình hình đại dịch Covid-19 vào lúc 5h40 ngày 14/4/2020 giờ Việt Nam như sau: Thế giới có tổng cộng 1.920.258 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và 119.413 ca tử vong do bệnh này. Đáng lưu ý, số ca khỏi bệnh hiện chỉ là 443.786 trường hợp, nghĩa là càng lúc càng thấp so với số ca mắc.

Người dân Trung Quốc đeo đồ bảo hộ phòng Covid-19 trên đường phố Bắc Kinh vào tháng 4/2020. Ảnh: AFP

Như vậy so với số liệu của chính Wordometer vào lúc 6h59 ngày 13/4 (tức khoảng 23 tiếng trước đó), thế giới có thêm 67.893 ca mắc mới và 5.217 ca tử vong mới. Còn so với thời điểm 23h36 ngày 13/4 (tức là cách đó khoảng 6 tiếng đồng hồ), thì con số tăng thêm tương ứng là 31.283 và 1.827.

Theo bảng số liệu nói trên của Worldometer, Mỹ tiếp tục đứng số 1 thế giới về tổng ca mắc Covid-19, tổng ca tử vong do bệnh này, số ca mắc mới trong khoảng 23 tiếng qua, và số ca tử vong mới trong khoảng 23 tiếng qua. Cụ thể, Mỹ ghi nhận 584.862 ca mắc (tăng thêm 24.562 trường hợp trong khoảng 23 giờ qua) và 23.555 ca tử vong (tăng thêm 1.450 trong khoảng 23 giờ qua). Tuy nhiên, Mỹ cũng đứng đầu cả thế giới về tổng số xét nghiệm Covid-19 cho tới nay (2.936.843 cuộc).

Top 5 quốc gia có số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất thế giới hiện nay lần lượt là (từ cao xuống thấp): (1) Mỹ, (2) Tây Ban Nha, (3) Italy, (4) Pháp, và (5) Đức – tất cả các nước này đều có số ca mắc trên 100.000. Trung Quốc đại lục đã tụt xuống vị trí thứ 7 xét về số ca nhiễm bệnh. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin về tổng số xét nghiệm Covid-19 được thực hiện tại Trung Quốc đại lục.

Thế giới tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh tại Thụy Điển – quốc gia Bắc Âu đang thực hiện chính sách khá “thoáng” đối với việc kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Với cách tiếp cận của mình, theo số liệu của Wordometer, Thuỵ Điển cho tới nay đã ghi nhận tới 10.948 ca mắc bệnh (tăng thêm 465 trong khoảng thời gian là 23 tiếng) và 919 trường hợp tử vong (tăng thêm 20 trong khoảng thời gian nói trên) dù cho dân số nước này chỉ khoảng 10 triệu người.

Tình hình đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ở khu vực Đông Nam Á. Bảng số liệu lúc 5h40 ngày 14/4 của Wordometer cho thấy cả 3 nước Philippines, Malaysia, và Indonesia đều có trên 4.000 ca mắc (tăng thêm hàng trăm ca trong gần một ngày qua), còn Singapore dù cố gắng siết chặt cách ly xã hội trong thời gian gần đây vẫn ghi nhận tới 2.918 ca mắc. Xét về số ca tử vong tại Đông Nam Á, Indonesia đang dẫn đầu với 399 ca (tăng thêm 26 trường hợp trong gần 1 ngày qua), kế đó là Philippines (315 ca), Malaysia (77), và Thái Lan (40).

Hiện dịch bệnh Covid-19 có mức độ lây lan cực mạnh này đã ảnh hưởng trực tiếp tới 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới./.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.