Thứ Hai, 10/09/2018 15:11

CEPI đặt mục tiêu phát triển vaccine mới trong 100 ngày

Trong ngày hôm nay (10/3), một liên minh quốc tế được thành lập để chuẩn bị cho các mối đe dọa dịch bệnh truyền nhiễm trong tương lai vừa đề ra kế hoạch nhằm đảm bảo các loại vaccine mới chống lại những dịch bệnh mới sẽ được phát triển trong vòng 100 ngày.

Cần 2 tỷ USD để phát triển vaccine ngừa COVID-19Moldova là quốc gia châu Âu đầu tiên nhận vaccine theo cơ chế COVAX

Một mẫu vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 được nghiên cứu tại tiểu bang Maryland, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Qua việc triển khai chiến lược kéo dài 5 năm, với trị giá 3,5 tỷ USD để giải quyết các nguy cơ đại dịch trong tương lai, Liên minh vì Đổi mới Phòng chống dịch bệnh (CEPI) cho biết, cần phải thực hiện nhiều việc hơn nữa một cách khẩn cấp để giảm thiểu mối đe dọa do các biến thể mới của COVID-19 gây ra, và chuẩn bị cho những dịch bệnh truyền nhiễm mới.

Trong một tuyên bố, CEPI nói thêm, việc rút ngắn mốc thời gian phát triển vaccine xuống còn 100 ngày sẽ tương đương chỉ khoảng 1/3 thời gian mà thế giới đã phát triển những loại vaccine COVID-19 đầu tiên.

CEPI kêu gọi các Chính phủ, tổ chức y tế toàn cầu, và những đối tác khác ủng hộ "sự đầu tư rất quan trọng vào an ninh y tế toàn cầu" và tận dụng "cuộc cách mạng trong khoa học về vaccine đã được thúc đẩy bởi đại dịch COVID-19".

Giám đốc Điều hành CEPI, ông Richard Hatchett nhận định: “Hiện chúng tôi có các công cụ để giảm thiểu hoặc loại bỏ đáng kể nguy cơ xảy ra các dịch bệnh và đại dịch trong tương lai. Chúng ta phải đầu tư ngay bây giờ vào các loại vaccine và những biện pháp đối phó sinh học mà chúng ta cần, đồng thời liên kết những khoản đầu tư này với các cam kết về sự tiếp cận công bằng".

Được biết, CEPI đã được thành lập vào năm 2017, với sự tài trợ ban đầu từ Đức, Nhật Bản, Na Uy, từ Quỹ Bill & Melinda Gates và tổ chức từ thiện y tế toàn cầu Wellcome Trust. CEPI đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho công tác phát triển sớm một loạt các loại vaccine ứng cử viên chống lại đại dịch COVID-19.

Kế hoạch của CEPI cho giai đoạn 2022-2026 hiện đang tập trung vào việc cải thiện và điều chỉnh các loại vaccine để sử dụng chống lại virus Sars-CoV-2 và những loại virus corona khác, cũng như chuẩn bị cho các mối đe dọa bệnh tật mới chưa được biết đến.

Cũng theo CEPI, để có thể rút ngắn thời gian phát triển vaccine xuống còn 100 ngày, các nhà nghiên cứu và nhà phát triển dược phẩm sẽ cần khai thác khả năng của những công nghệ nền tảng phản ứng nhanh, chẳng hạn như phương pháp mRNA được sử dụng trong các mũi tiêm ngừa COVID-19 do Pfizer-BioNtech và Moderna phát triển.

Điều đó cũng sẽ liên quan đến việc hợp tác với các cơ quan quản lý dược phẩm toàn cầu để sắp xếp hợp lý những yêu cầu cần thiết để vaccine được phê duyệt, và liên kết các cơ sở sản xuất nhằm cho phép hoạt động sản xuất nhanh chóng các loại vaccine chống lại đại dịch.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu
Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu

Khoảng 50ha cây gỗ bản địa đa loài được trồng tại khu vực Khe Liềm, xã Phong Mỹ (Phong Điền) và tại rừng phòng hộ sông Hương cho thấy thích nghi tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại đây cũng như trên địa bàn tỉnh.