Chủ Nhật, 19/05/2019 07:17

Châu Á: Gần 1/3 số việc làm bị mất đi liên quan đến ngành du lịch

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 18/11 cho biết, gần 1/3 tổng số việc làm bị mất đi ở 5 quốc gia châu Á có liên quan đến ngành du lịch, với mức ước tính khoảng 1,6 triệu việc làm.

Lào thống nhất tiêu chuẩn trong ngành du lịch nhằm tạo sức hút với du kháchDu lịch châu Âu sẽ chưa trở lại trạng thái cũ trong một vài năm tớiILO: Đại dịch ảnh hưởng đến thị trường việc làm nghiêm trọng hơn dự kiến

Một bãi biển trên đảo Bali của Indonesia vắng bóng du khách trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo các bằng chứng từ Brunei, Mông Cổ, Philippines, Thái Lan, và Việt Nam, số việc làm bị mất đi trong những lĩnh vực liên quan đến ngành du lịch vào năm 2020 cao hơn gấp 4 lần so với các lĩnh vực không liên quan đến du lịch.

Nhận định về điều này, bà Chihoko Asada-Miyakawa, trợ lý Tổng Giám đốc ILO, kiêm Giám đốc ILO khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho rằng: "Ngay cả với các quốc gia trong khu vực, những nơi tập trung nhiều vào tiêm chủng và thiết kế chiến lược để từ từ mở cửa trở lại biên giới, việc làm và số giờ làm việc trong lĩnh vực liên quan đến du lịch ở các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương trong năm tới sẽ vẫn có khả năng thấp hơn so với các con số được ghi nhận trước cuộc khủng hoảng".

Tại Brunei, ngành du lịch bị ảnh hưởng nặng nề, khi việc làm và số giờ làm việc trung bình giảm lần lượt khoảng 40% và 21%. Đây là quốc gia chứng kiến​​ sự khác biệt lớn nhất giữa số việc làm bị mất đi trong các lĩnh vực liên quan đến du lịch và các lĩnh vực không liên quan đến du lịch.

Trong khi đó, việc làm và số giờ làm việc trung bình trong ngành du lịch tại Mông Cổ đã thu hẹp lần lượt khoảng 17% và 13%.

Ở Philippines, việc làm trong ngành này cũng đã ghi nhận mức giảm 28%, so với mức giảm 8% trong các lĩnh vực không liên quan đến du lịch. Đáng chú ý, số người lao động trong lĩnh vực liên quan đến du lịch không làm việc giờ nào mỗi tuần đã tăng gấp 2.000 lần.

Tại Thái Lan, mức tiền lương trung bình trong ngành du lịch giảm 9,5%, khi người lao động chuyển sang các công việc được trả lương thấp hơn, trong khi số giờ làm việc trung bình cũng giảm 10%.

Vào quý đầu tiên của năm 2021, số lượng việc làm trong tất cả các phân ngành liên quan đến du lịch đã ở mức thấp hơn, so với các con số được ghi nhận trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, ngoại trừ các hoạt động phục vụ thực phẩm và đồ uống.

Cũng theo ILO, tiền lương trung bình trong ngành du lịch tại Việt Nam đã giảm gần 18%.

Lê Thảo (Lược dịch từ Bloomberg & Business Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.