Thứ Tư, 16/01/2019 15:28

Châu Á: Nhiệt độ bất thường gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm

Hãng Thông tấn CNA ngày hôm nay (16/7) đăng tải bài viết cho hay, hơn 5 triệu trường hợp tử vong, trong đó có khoảng 2,6 triệu trường hợp ở khu vực châu Á, có thể là do nhiệt độ nóng và lạnh bất thường, xu hướng đang trở nên phổ biến hơn do tình trạng biến đổi khí hậu.

NASA và ESA hợp tác chống biến đổi khí hậuEU thông qua luật biến đổi khí hậu mang tính bước ngoặtCác nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi hành động vì khí hậu

Mặt hồ nước trở nên khô cạn do nắng nóng kéo dài tại thành phố Ajmer, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Lancet Planetary Health hồi đầu tháng này, 9,4% số ca tử vong trên toàn cầu trong 2 thập kỷ qua có thể liên quan đến nhiệt độ khắc nghiệt. Phần lớn trong số đó là do thời tiết lạnh; song, biến đổi khí hậu vốn đang làm trầm trọng thêm nguy cơ của nắng nóng nguy hiểm.

Ở khu vực Đông Nam Á, khoảng 190.000 ca tử vong hàng năm là do “nhiệt độ không mong muốn nhất”, với khoảng 89% trong số đó liên quan đến nhiệt độ lạnh. Tuy nhiên, các xu hướng đang thay đổi trong khu vực, khi số ca tử vong liên quan đến nắng nóng đang gia tăng.

“Nhiệt độ lạnh là một vấn đề lớn hơn so với nhiệt độ nóng. Thế nhưng, với tình trạng biến đổi khí hậu, nhiệt độ nóng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn”, ông Yuming Guo, tác giả của báo cáo và là giáo sư về Thống kê Sinh học và Sức khỏe Môi trường Toàn cầu tại Đại học Monash ở Australia nhận định.

“Điều này có thể cung cấp thông tin rất tốt cho các cấp chính quyền khác nhau về số người thiệt mạng do nhiệt độ nóng và lạnh. Họ có thể lập một kế hoạch chiến lược nhằm bảo vệ người dân trong tương lai. Hiện nay, tôi nghĩ nhiều người biết rằng nhiệt độ là một nguy cơ đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nhiệt độ nóng và lạnh khắc nghiệt”, ông Yuming Guo nói với Hãng Thông tấn CNA trong một cuộc phỏng vấn.

Đáng chú ý, nghiên cứu được công bố trên tạp chí phát triển bền vững nói trên là nghiên cứu đầu tiên liên kết trực tiếp các ca tử vong với nhiệt độ trên quy mô toàn cầu, bằng cách phân tích dữ liệu từ 43 quốc gia và 750 thành phố trên toàn thế giới.

Kết quả cho thấy, khu vực châu Âu hứng chịu tỷ lệ tử vong do nắng nóng cao nhất trong giai đoạn​ 2001 - 2019, và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giá lạnh bất thường.

“Dữ liệu bao gồm các vùng khí hậu khác nhau và có thể được mở rộng sang những quốc gia khác mà không cần dữ liệu. Chúng tôi có thể kết hợp mối liên quan với thời tiết địa phương và tỷ lệ tử vong tại địa phương để tính toán tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiệt độ ở mọi nơi trên thế giới”, ông Yuming Guo cho biết thêm.

Toàn cầu đang tiếp tục ấm lên với tốc độ nhanh chóng. Theo đó, Công cụ Theo dõi Hành động Khí hậu (Climate Action Tracker) dự báo nhiệt độ sẽ ấm lên 2,9 độ C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100, dựa trên các chính sách hiện tại trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, nghiên cứu quốc tế do ông Yuming Guo dẫn đầu cũng đã phát hiện ra rằng, nhiệt độ môi trường xung quanh trung bình hàng ngày trên toàn cầu gia tăng với tốc độ trung bình là 0,26 độ C mỗi thập kỷ trong thời gian nghiên cứu được thực hiện.

Trong khi các quần thể dân số có thể dần thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ, các hiện tượng cực đoan được thúc đẩy bởi tình trạng biến đổi khí hậu có thể trực tiếp khiến sức khỏe của con người gặp nguy hiểm. Các đợt nắng nóng mạnh quét qua Bắc bán cầu trong những tuần gần đây đã khiến hàng trăm người thiệt mạng ở một số quốc gia.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á
Tất tần tật về Tết âm lịch ở châu Á

Tết Nguyên đán là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều nước châu Á như Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Ấn Độ, Mông Cổ...