Thứ Ba, 14/01/2020 20:29

Châu Á-Thái Bình Dương lại đối mặt với làn sóng lây nhiễm mới của COVID-19

Một làn sóng lây nhiễm mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đang nhanh chóng lan rộng khắp châu Á, khiến các chính phủ từ New Zealand cho đến Nhật Bản đồng loạt cảnh báo về việc tăng cường các biện pháp phòng ngừa để làm chậm sự bùng phát và để giúp hệ thống chăm sóc sức khỏe không bị quá tải.

Các Chính phủ thế giới bình tĩnh hành động trước làn sóng COVID-19 mớiReuters: Số ca nhiễm COVID-19 ở châu Á vượt mốc 100 triệuĐông Nam Á sẽ làm gì với chất thải COVID-19

New Zealand sẽ phát khẩu trang và xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí cho người dân. Ảnh: AFP/TTXVN

Sự gia tăng mới số ca nhiễm COVID-19, chủ yếu là do các biến thể BA.4 / BA.5 của chủng Omicron, làm gia tăng thêm thách thức cho các nhà chức trách vốn đang phải vật lộn để đối phó với sự suy thoái kinh tế do các đợt bùng phát đại dịch trước đó, trong khi cố gắng để tránh mở rộng hoặc áp đặt lại các biện pháp hạn chế như trước.

Chính phủ New Zealand hôm nay (14/7) tuyên bố sẽ phát khẩu trang và xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 miễn phí cho người dân nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và giảm bớt áp lực lên hệ thống y tế của đất nước, nơi đang phải đối phó với một loạt bệnh nhân COVID-19 và cúm mùa khi mùa đông đang đến ở Nam bán cầu.

Trong một tuyên bố, ông Ayesha Verrall, Bộ trưởng phụ trách ứng phó với đại dịch COVID-19 của New Zealand cho biết sự gia tăng đột biến số ca nhiễm COVID-19 và số ca nhập viện, kết hợp với đợt mùa cúm tồi tệ nhất trong những năm gần đây và tình trạng thiếu hụt nhân lực đang khiến các nhân viên y tế và toàn bộ hệ thống y tế nước này “phải chịu áp lực cực lớn”. 

New Zealand, quốc gia có dân số 5,1 triệu người, hiện có gần 69.000 bệnh nhân COVID-19, trong đó có 765 người đang nằm viện, khiến thời gian chờ đợi tăng lên và nhiều ca phẫu thuật phải bị hủy bỏ.

Tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới COVID-19 đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ đầu năm nay. Chính phủ nước này đã kêu gọi người dân đặc biệt cẩn thận trước một kỳ nghỉ cuối tuần dài sắp tới và kỳ nghỉ hè đang đến gần.

Ngày 14/7, Nhật Bản ghi nhận gần 95.000 ca nhiễm mới, tăng gấp 2,14 lần so với tuần trước. Bộ trưởng Bộ Y tế Shigeyuki Goto nói rằng “số ca nhiễm mới đang tăng lên ở khắp các tỉnh của Nhật Bản và dường như đang lây lan nhanh chóng”.

Trước tình hình này, thủ đô Tokyo đã nâng mức cảnh báo lên mức cao nhất. Thống đốc Tokyo Yuriko Koike cho biết sẽ tổ chức một cuộc họp của lực lượng đặc nhiệm để quyết định các biện pháp phòng chống dịch sẽ được áp dụng trong mùa hè này, có tính đến xu hướng quốc gia và ý kiến ​​của các chuyên gia.

Hàn Quốc đang đối mặt với sự tăng vọt số ca nhiễm COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Giống như New Zealand, Hàn Quốc cũng được khen ngợi vì đã sớm ứng phó với đại dịch, nhưng đến hôm qua (13/7), số ca nhiễm mới theo ngày đã tăng gấp 3 lần trong vòng 1 tuần, lên hơn 39.000 ca.

Giới chức và các chuyên gia dự kiến ​​số ca mắc mới hàng ngày ở Hàn Quốc sẽ chạm mốc 200.000 ca vào khoảng giữa tháng 8 đến cuối tháng 9 tới. Nước này cũng đang đẩy mạnh việc tiêm các mũi tiêm nhắc vaccine ngừa COVID-19 nhưng không có kế hoạch áp đặt lại các biện pháp hạn chế phòng dịch.

Trong khi đó, Australia cảnh báo nước này có thể bị ảnh hưởng bởi đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất trong vài tuần tới do các biến thể BA.4 và BA.5 của chủng Omicron. Các nhà chức trách dự báo có thể có đến “hàng triệu” ca lây nhiễm mới, nhưng loại trừ việc áp đặt bất kỳ biện pháp hạn chế cứng rắn nào để ngăn chặn sự lây nhiễm.

“Chúng ta đã vượt qua thời kỳ đó… Chúng ta không còn ở trong thời kỳ của những đợt phong toả và những thứ như vậy”, Bộ trưởng Y tế Australia Mark Butler nói với đài phát thanh 2GB ngày 14/7. 

Số người nhập viện ở Australia đã gần đạt mức như trong đợt bùng phát chủng Omicron hồi đầu năm nay, và hệ thống y tế của nước này cũng đang chịu áp lực từ số bệnh nhân COVID và cúm mùa tăng cao.

Ở Đông Nam Á, Thái Lan đang chứng kiến xu hướng giảm số ca nhiễm COVID-19, trong khi các ca nhiễm ở Indonesia lại tăng lên, đạt mức cao nhất kể từ tháng 3/2022, với 3.822 ca được ghi nhận trong ngày 13/7. 

Tại Philippines, dù các ca nhiễm mới và nhập viện ở vẫn ở mức thấp, nhưng chính phủ nước này cảnh báo số ca nhiễm có thể tăng ít nhất 20 lần vào cuối tháng này. Manila đang kêu gọi nhiều người dân đi tiêm mũi nhắc lại hơn nữa khi dữ liệu của Bộ Y tế Philippines cho thấy tính đến ngày 12/7, chỉ mới 1/4 số người trưởng thành đủ điều kiện tiêm chủng ở nước này đã tiêm mũi tăng cường đầu tiên.

Trong khi đó, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận trung bình hơn 300 ca nhiễm COVID-19 theo ngày trong tháng 7, cao hơn khoảng 70 ca so với tháng 6, khi chính sách nghiêm ngặt “zero-COVID” của Bắc Kinh được cho là đã giúp kiểm soát các cụm lây nhiễm tại các địa phương và ngăn chặn tình trạng quá tải bệnh viện.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.