Thứ Sáu, 13/07/2018 07:19

Châu Á: Thời tiết giá rét khiến giá năng lượng tăng vọt

Tờ Bloomberg ngày 12/1 đưa tin, nhiệt độ lạnh giá đang quét qua các khu vực ở châu Á, và không có dấu hiệu ấm lên tại những thị trường năng lượng chủ chốt như Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc, khiến các thị trường năng lượng châu Á có thể sẽ phải mất vài tuần trước khi trở lại bình thường.

Bắc Kinh đối mặt với ngày giá rét nhất trong thế kỷ 21Từ hành động khí hậu đến cứu các siêu đô thị ở ASEAN

Nhật Bản trải qua đợt tuyết rơi dày trong mùa đông năm nay. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Hiện tượng thời tiết La Nina đã thổi một làn sóng không khí lạnh khắp khu vực Bắc Á vào mùa đông năm nay. Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hồi tuần trước đã ghi nhận nhiệt độ thấp nhất kể từ năm 1966, trong khi thủ đô Seoul của Hàn Quốc trải qua ngày lạnh nhất kể từ năm 1986, và lượng tuyết kỷ lục đang quét qua bờ biển phía Tây của Nhật Bản.

Cái lạnh đang dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu sưởi ấm trên toàn khu vực. Giá điện giao ngay của Nhật Bản đã tăng hơn 10 lần lên mức kỷ lục; trong khi đó, lưới điện chính của Hàn Quốc và Trung Quốc lập kỷ lục về nhu cầu điện.

Ông Alex Whitworth, Giám đốc Nghiên cứu của Tập đoàn toàn cầu về năng lượng Wood Mackenzie Ltd cho biết: “Thời tiết lạnh giá và việc điện khí hóa hệ thống sưởi tạo ra tiềm năng cho nhu cầu điện tăng đột biến vào mùa đông”.

Bên cạnh đó, 3 quốc gia này là những nhà nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, và nhu cầu tăng thêm đã đưa giá hàng hóa giao ngay và tàu chở nhiên liệu lên mức kỷ lục.

Bà Jenny Yang, Giám đốc Cấp cao của công ty dịch vụ và thông tin tài chính IHS Markit Ltd ở Bắc Kinh nhận định: “Mùa đông lạnh giá không phải là lý do duy nhất góp phần khiến giá giao ngay tăng đột biến trong thời gian gần đây. Mức tăng có thể là do sự kết hợp của các yếu tố cung, cầu và vận chuyển trong một thị trường tương đối mỏng và kém thanh khoản".

Trong một động thái liên quan, các nhà cung cấp điện lớn nhất của Nhật Bản, bao gồm Công ty Cổ phần Tiện ích điện Tokyo Electric Power Co, kêu gọi khách hàng tiết kiệm điện; trong khi nhà quản lý lưới điện của quốc gia này đã yêu cầu các nhà sản xuất điện ở một số khu vực tăng cường công suất phát điện lên mức sản lượng tối đa, nhằm giúp tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

Theo đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK, tuyết tích tụ tại các khu vực của tỉnh Niigata đã ở mức cao gấp 10 lần so với một năm bình thường.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023
Khách châu Á ​​kỳ vọng thúc đẩy du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023

Cơ quan Du lịch Thụy Sĩ (Switzerland Tourism) ngày 23/2 cho hay, khách du lịch châu Á được kỳ vọng sẽ hỗ trợ sự phục hồi của ngành du lịch Thụy Sĩ trong năm 2023, sau khi khách du lịch Mỹ đã đưa ngành này thoát khỏi tình trạng ảm đạm do đại dịch hồi năm ngoái.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Tháng 2 2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ
Tháng 2/2023, khả năng rét đậm, rét hại còn xuất hiện ở vùng núi và trung du Bắc Bộ

Nhận định về xu thế thời tiết tháng 2/2023, ông Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng Phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo, trong nửa đầu tháng 2, không khí lạnh hoạt động có cường độ yếu và lệch ra phía Đông. Do đó, khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Nghệ An trong thời kỳ này có khả năng xuất hiện mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù tập trung vào đêm và sáng.

Thời tiết ngày mùng 3 Tết Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm
Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm ngày 24/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông đã có gió đông bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9.