Thứ Hai, 09/03/2020 10:17

Châu Âu: Mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất từng được ghi nhận

Cơ quan giám sát vệ tinh của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 8/9 cho biết, mùa hè năm 2022 là mùa hè nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận của khu vực châu Âu, khi lục địa này chìm trong những đợt sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục, và tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thế kỷ.

Châu Âu chật vật đối phó với nắng nóng gay gắt và cháy rừngSóng nhiệt và cháy rừng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí

Người dân ở thành phố Sevilla, Tây Ban Nha đi bộ dưới thời tiết nắng nóng giữa mùa hè năm nay. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo các nhà khoa học, những đợt sóng nhiệt và tình trạng hạn hán đang trở nên thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn do vấn đề biến đổi khí hậu.

Nhiệt độ ở khu vực châu Âu đã ở mức "cao nhất được ghi nhận trong tháng 8 và cả mùa hè nói chung (thời gian được tính từ tháng 6-8)", Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) thông tin.

Cụ thể, các dữ liệu chỉ ra, tháng 8 vừa qua là tháng 8 nóng nhất được ghi nhận trên lục địa châu Âu, đánh bại kỷ lục trước đó được thiết lập hồi tháng 8/2021 với mức nhiệt độ cao hơn 0,4 độ C.

Nhà khoa học cấp cao của C3S, bà Freja Vamborg nhận định: "Một loạt các đợt sóng nhiệt dữ dội trên khắp khu vực châu Âu, cùng với điều kiện thời tiết khô hạn bất thường, đã dẫn đến một mùa hè khắc nghiệt với các kỷ lục về nhiệt độ, hạn hán và cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi tại châu Âu, ảnh hưởng đến xã hội và tự nhiên theo nhiều cách khác nhau".

Các dữ liệu cho thấy, châu Âu không chỉ chứng kiến mức nhiệt độ kỷ lục vào tháng 8 mà còn trong cả mùa hè, trong khi kỷ lục nhiệt độ của mùa hè trước đó chỉ vừa được ghi nhận cách đây một năm, bà Freja Vamborg nói thêm.

Đáng chú ý, ở cấp độ toàn cầu, tháng 8 năm nay cũng là một trong những tháng 8 ấm nhất từng được ghi nhận, với mức nhiệt độ trung bình cao hơn 0,3 độ C so với mức trung bình trong tháng 8 của giai đoạn 1991-2020.

Nhiệt độ trong tháng 8/2022 ở mức tương tự với các mức nhiệt độ của tháng 8/2017 và tháng 8/2021, đồng thời cao hơn khoảng 0,1 độ C so với các mức nhiệt độ được ghi nhận trong cùng kỳ năm 2016 và năm 2019.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Climate.copernicus.eu)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.