Thứ Tư, 15/01/2020 20:45

Chi tiêu công nghệ thông tin toàn cầu sẽ đạt 4,5 nghìn tỷ USD

Tờ The Edge Markets ngày 15/7 trích dẫn một tuyên bố từ Tập đoàn tư vấn và nghiên cứu công nghệ Gartner cho hay, chi tiêu cho công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu trong năm 2022 được dự báo sẽ tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 4,5 nghìn tỷ USD.

Ấn Độ với tham vọng trở thành trung tâm chip bán dẫn toàn cầuViệt Nam: Công nghệ thông tin là động lực cho đà phát triển

Các hệ thống trung tâm dữ liệu dự kiến tăng mạnh nhất trong tất cả các phân khúc về mức chi tiêu. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo tập đoàn có trụ sở tại Mỹ, mặc dù chi tiêu cho CNTT dự kiến tăng trong năm nay, mức tăng sẽ ở tốc độ chậm hơn nhiều so với năm 2021, trong bối cảnh người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu cho máy tính cá nhân, máy tính bảng và máy in, khiến mức chi tiêu đối với các thiết bị giảm 5%.

Ông John-David Lovelock, Phó Chủ tịch phụ trách nghiên cứu của Gartner cho rằng: "Lạm phát là vấn đề hàng đầu đối với mọi người. Các ngân hàng trung ương trên thế giới đang tập trung vào việc chống lạm phát, với tỷ lệ lạm phát tổng thể được dự báo ​​sẽ giảm vào cuối năm 2023".

Dù vậy, mức độ biến động hiện tại về cả lạm phát và tỷ giá hối đoái dự kiến ​​sẽ không ngăn cản kế hoạch đầu tư của các Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO), những người chịu trách nhiệm quản lý và triển khai CNTT trong năm 2022.  “Các tổ chức không đầu tư trong ngắn hạn sẽ có nguy cơ bị tụt hậu trong trung hạn, và rủi ro trong dài hạn”, ông John-David Lovelock nói thêm.

Bên cạnh đó, Gartner cho biết, việc giá cả gia tăng và sự không chắc chắn trong hoạt động phân phối đã thúc đẩy sự chuyển đổi đối với các ưu tiên mua hàng của CIO cũng như các doanh nghiệp nói chung, từ quyền sở hữu sang sử dụng dịch vụ. Điều này đã thúc đẩy chi tiêu cho dịch vụ đám mây lên mức tăng trưởng 18,4% trong năm 2021, và mức tăng trưởng dự kiến 22,1% vào năm 2022.

Đáng chú ý, nhu cầu dịch vụ đám mây không chỉ định hình lại ngành dịch vụ CNTT, mà còn thúc đẩy chi tiêu cho các máy chủ lên mức tăng 16,6% trong năm nay. Theo đó, chi tiêu cho các hệ thống trung tâm dữ liệu được dự báo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong tất cả các phân khúc, ở mức 11,1%.

Ngoài ra, các dịch vụ tư vấn, triển khai đám mây và quản lý đám mây dự kiến mở rộng 17,2%, từ mức 217 tỷ USD hồi năm ngoái, lên mức 255 tỷ USD vào năm 2022, giúp thúc đẩy phân khúc dịch vụ CNTT nói chung lên mức tăng trưởng 6,2%.

Cũng theo Gartner, tình trạng thiếu hụt các kỹ năng CNTT nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn cầu được dự báo ​​sẽ giảm bớt vào cuối năm 2023, khi nỗ lực hoàn thành chuyển đổi kỹ thuật số của các công ty chậm lại, và có thời gian để nâng cao kỹ năng và đào tạo lại đội ngũ nhân viên hiện có.

Trong quý I/2022, Gartner đã thực hiện một cuộc khảo sát thị trường lao động toàn cầu trên gần 18.000 nhân viên; kết quả khảo sát chỉ ra, lương thưởng là động lực số 1 trong việc thu hút và giữ chân nhân tài CNTT. Các nhà cung cấp dịch vụ công nghệ đang tăng giá, nhằm cho phép mức lương cạnh tranh; điều này đang thúc đẩy sự gia tăng trong việc chi tiêu cho phần mềm và các dịch vụ trong năm 2022 và năm 2023. Chi tiêu cho phần mềm trên toàn thế giới dự kiến tăng 9,6% lên 806,8 tỷ USD, trong khi chi tiêu toàn cầu cho các dịch vụ CNTT dự báo đạt 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2022.

LÊ THẢO

 (Lược dịch từ The Edge Markets)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin
Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin

Đó là câu chuyện của Lê Ngọc Hoàng, 22 tuổi, hiện là sinh viên khóa 43 ngành Công nghệ Thông tin Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoàng còn được biết đến là một sinh viên giỏi với nhiều thành tích đáng nể.

Viettel Thừa Thiên Huế kỷ niệm 20 năm thành lập
Viettel Thừa Thiên Huế kỷ niệm 20 năm thành lập

Chiều 9/2, Viettel Thừa Thiên Huế tổ chức kỷ niệm 20 năm thành lập (11/2/2003 – 11/2/2023), đánh dấu sự có mặt và hoạt động tại thị trường viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023

Hamid Rashid, một nhà kinh tế hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trả lời phỏng vấn báo Tân Hoa Xã sau khi báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2023 được phát hành rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.