Thứ Tư, 12/07/2017 08:41

Chính phủ Pháp nhượng bộ phía công đoàn trong cải cách lương hưu

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm qua (11/1) đã đưa ra một nhượng bộ lớn đối với các công đoàn đang phản đối kế hoạch "đại tu" hệ thống hưu trí của chính phủ, trong một động thái nhằm chấm dứt các cuộc đình công hiện đang ở tuần thứ năm, tin từ Reuters cho hay.

Bạo lực bùng phát bên lề các cuộc biểu tình tại PhápPháp đứng trước nguy cơ tê liệt vì tổng đình công

Người dân Pháp tham gia biểu tình phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của chính phủ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong một lá thư gửi các công đoàn và người sử dụng lao động, Thủ tướng Philippe nói rằng ông chuẩn bị rút lại kế hoạch tăng tuổi nghỉ hưu để hưởng trợ cấp hưu trí đầy đủ thêm 2 năm lên 64 tuổi nếu một số điều kiện nhất định được đáp ứng.

“Thỏa hiệp mà tôi đưa ra... dường như là cách tốt nhất để cải cách một cách hòa bình hệ thống hưu trí của chúng ta”, Thủ tướng Philippe nêu rõ.

Đề xuất của Thủ tướng Philippe được đưa ra sau khi các cuộc đàm phán giữa chính phủ và các công đoàn để phá vỡ bế tắc đã gặp thất bại vào ngày 20/1.

CFDT - liên minh lớn nhất của Pháp đã hoan nghênh động thái này, trong khi liên minh cứng rắn CGT lại từ chối lời đề nghị trên và kêu gọi công nhân tham gia vào một loạt các cuộc biểu tình dự kiến ​​vào tuần tới.

Sự nhượng bộ của chính phủ được đưa ra khi hàng chục ngàn người biểu tình diễu hành qua phía đông Paris phản đối việc cải cách, nhằm thay thế các chương trình lương hưu chuyên biệt theo ngành của Pháp hiện nay bằng một chương trình duy nhất.

Theo Reuters, sự bế tắc của chính phủ với các hiệp hội là thách thức lớn nhất đối với kế hoạch cải tổ nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực đồng euro của Tổng thống Emmanuel Macron.

Chính phủ Pháp hy vọng có thể tạo ra các điểm khuyến khích để mọi người làm việc lâu hơn, đặc biệt là bằng cách tăng tuổi mà một người có thể rút lương hưu đầy đủ lên 64 tuổi, trong khi vẫn duy trì tuổi nghỉ hưu hợp pháp ở tuổi 62.

Chính phủ Pháp lập luận rằng việc cải cách lương hưu – với quy mô lớn nhất kể từ Thế chiến II, sẽ làm cho hệ thống này trở nên công bằng hơn, song song với việc đưa nó vào một nền tảng tài chính vững chắc hơn.

Với một trong những độ tuổi nghỉ hưu thấp nhất trong các quốc gia công nghiệp hóa, Pháp hiện dành khoảng 14% GDP cho lương hưu.

Thủ tướng Philippe đặt mục tiêu sẽ trình bày dự luật cải cách vào ngày 24/1 tới để có thể thảo luận tại quốc hội bắt đầu từ giữa tháng 2, nhằm mục đích thông qua thành luật trước kỳ nghỉ hè sắp tới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Reuters)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo sức hút từ những việc nhỏ
Tạo sức hút từ những việc nhỏ

Gần gũi với người lao động (NLĐ), hiểu và giúp đỡ NLĐ kịp thời các vấn đề liên quan đến đời sống và việc làm là cách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phong Điền tạo sức hút cho công đoàn.

Thi video clip tuyên truyền về hoạt động công đoàn
Thi video clip tuyên truyền về hoạt động công đoàn

“Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành với cuộc sống của đoàn viên và người lao động” là chủ đề của cuộc thi video clip do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức bắt đầu ngày 1/3/2023 đến 31/10/2023.

Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán
Pháp đối mặt với hạn chế nước chưa từng có vì hạn hán

Bộ trưởng Môi trường Pháp Christophe Bechu cho biết, nước này đang chuẩn bị để bắt đầu từ tháng 3 đưa ra các hạn chế sử dụng nước ở nhiều khu vực, một động thái chưa từng có vào thời điểm này trong năm, sau mùa đông khô hạn nhất trong 64 năm qua.

Gian nan tìm việc làm
Gian nan tìm việc làm

Nếu chẳng may bị mất việc, phụ nữ tuổi trung niên sẽ gian nan tìm việc làm do các cở sở sản xuất, kinh doanh… chủ yếu tuyển dụng lao động trong độ tuổi từ 18 - 35.