Thứ Năm, 06/06/2019 10:45

Chuyên gia Nga: Biến chủng Omicron có thể báo hiệu đại dịch sắp kết thúc

Vladimir Nikoforov, chuyên gia trưởng về các bệnh truyền nhiễm tại Cơ quan Sinh học Y tế Liên bang Nga, cho rằng sự xuất hiện của biến chủng Omicron mới có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy đại dịch Covid-19 sắp kết thúc.

IMF: Biến thể Omicron có thể kéo giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầuBiến thể Omicron có thể là đòn giáng tiếp theo đối với chuỗi cung ứngKhông có bằng chứng biến thể Omicron sẽ gây tử vong nhiều hơnTrung Quốc tổ chức Olympic mùa Đông theo kế hoạch, bất chấp thách thức biến thể OmicronModerna: Vaccine COVID-19 có thể kém hiệu quả với biến thể Omicron

Nhân viên y tế xét nghiệm Covid-19 tại Nam Phi (Ảnh: AFP)

"Biến chủng mới bắt nguồn từ Nam Phi dễ lây nhiễm hơn, nhưng mặt khác, có dữ liệu chỉ ra rằng nó gây ra các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc biến chủng mới không gây tổn thương nặng ở phổi. Tôi cho rằng đây có thể là sự khởi đầu cho đoạn kết của cơn ác mộng này. Tôi coi đó như dấu hiệu đầu tiên cho thấy virus đã bắt đầu thoái lui", ông Nikoforov nói với đài phát thanh Govorit Moskva.

Theo chuyên gia Nga, biến chủng Omicron có thể khiến virus trở thành bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp theo mùa thông thường.

Biến chủng Omicron được phát hiện từ giữa tháng 11 ở khu vực phía nam châu Phi. Omicron gây lo ngại vì chứa số lượng đột biến nhiều chưa từng thấy ở bất cứ biến chủng nào của virus SARS-CoV-2.

Theo kết quả giải trình tự gen, Omicron có 53 đột biến, trong đó 32 đột biến gắn trên protein gai, gấp đôi lượng đột biến ở Delta - biến chủng trội toàn cầu hiện nay. Protein gai là cấu trúc giúp virus bám chắc hơn và xâm nhập vào tế bào người. Điều này làm dấy lên lo ngại Omicron có thể né miễn dịch, làm giảm hiệu quả của vaccine Covid-19.

Tuy nhiên, Giáo sư Karl Lauterbach, nhà dịch tễ người Đức, cho rằng việc Omicron có nhiều đột biến chưa từng có có nghĩa là nó có thể "được tối ưu hóa" để lây lan, nhưng có thể ít gây ra bệnh nặng hơn. Đây vốn là cách mà hầu hết các virus về đường hô hấp diễn tiến. Khi đó, Omicron sẽ là một tín hiệu tích cực nếu nó chỉ gây triệu chứng nhẹ.

Nhà virus học hàng đầu của Bỉ Marc van Ranst cũng nhận định, nếu Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn, nhưng độc lực thấp hơn Delta, nó có thể thay thế Delta trở thành biến chủng trội toàn cầu và đó sẽ là tín hiệu tốt với cuộc chiến đối phó đại dịch toàn cầu.

"Chúng ta cần theo dõi đặc biệt chặt chẽ dữ liệu lâm sàng của các bệnh nhân nhiễm Omicron ở Nam Phi và trên thế giới", ông Ranst nói.

Trong thông cáo hôm 26/11, WHO nhận định, các dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron có thể có "ưu thế tăng trưởng". Tuy nhiên, WHO cũng nhấn mạnh, hiện chưa đủ dữ liệu để khẳng định độ lây lan hay độc lực của Omicron, mặc dù WHO xếp Omicron vào nhóm biến chủng "đáng lo ngại".

Giới chức y tế Nam Phi cho biết sự xuất hiện của biến chủng mới được cho là nguyên nhân kéo theo làn sóng lây nhiễm mạnh ở nước này. Omicron được cho là chiếm tới 90% số ca nhiễm mới ở vùng Johannesburg của Nam Phi. Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Y tế Nam Phi Angelique Coetzee, khẳng định phần lớn các ca nhiễm tại nước này là các trường hợp chưa tiêm chủng và có triệu chứng nhẹ như đau đầu, chóng mặt, đau mỏi cơ, không ai bị mất vị giác hay khứu giác.

Các bác sĩ Nam Phi chữa trị cho bệnh nhân COVID-19 cho biết, cho tới nay Omicron dường như chỉ gây ra triệu chứng nhẹ và vaccine sẽ bảo vệ người được tiêm khỏi nguy cơ nhập viện cũng như các triệu chứng nghiêm trọng của Covid-19.

Theo Dân trí

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

IFRC Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 30/1, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cảnh báo rằng tất cả các nước trên thế giới vẫn chưa có sự chuẩn bị để đối phó với đại dịch tiếp theo. Đồng thời, IFRC cho biết các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai cũng có thể xảy ra cùng lúc khi các thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng gia tăng.

Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19
Châu Á nỗ lực bình thường mới sau dịch COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 mới bùng phát, nhiều người lo ngại rằng nó sẽ đặt ra một thách thức vô cùng nguy hiểm đối với châu Á, do mật độ dân số và chi tiêu chăm sóc sức khỏe của khu vực thấp hơn so với phần còn lại của thế giới phát triển.