Chủ Nhật, 18/11/2018 08:46

Con đường chiến thắng đại dịch còn lâu mới kết thúc

Ngày 17/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, đại dịch COVID-19 còn lâu mới kết thúc, bất chấp tỷ lệ tiêm chủng cao ở một số quốc gia.

Nam Phi khởi động giai đoạn 2 của chương trình tiêm chủng vaccine COVID-19Thái Lan nới lỏng một số hạn chế về dịch vụ ăn uống ở thủ đôCOVID-19: Pháp đạt mốc 20 triệu lượt tiêm mũi vaccine đầu tiênẤn Độ: Số ca tử vong hàng ngày do COVID-19 vẫn gần mốc 4.000 caWHO kêu gọi các nước giàu nhường vaccine COVID-19 cho các nước nghèo

Các nước đều đang nỗ lực tối đa để chống lại đại dich. Ảnh minh họa: Reuters/Nhân dân Điện tử

Tuyên bố được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra hướng dẫn mới rằng tất cả những công dân đã được tiêm phòng vaccine đầy đủ có thể đến các địa điểm đông người mà không cần phải đeo khẩu trang.

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định: “Có một sự mất kết nối rất rõ ràng đang ngày càng tăng ở một số quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao. Dường như họ có tư tưởng rằng đại dịch đã kết thúc, trong khi tại một số nước khác, đại dịch vẫn đang diễn tiến rất căng thẳng. Đại dịch còn lâu mới kết thúc. Đại dịch sẽ không kết thúc ở bất kỳ nơi đâu, cho đến khi nó kết thúc ở tất cả mọi nơi”.

Ở một số quốc gia trên thế giới, đơn cử như Mỹ, các ca nhiễm mới giảm do ngày càng có nhiều người Mỹ được tiêm phòng vaccine COVID-19. Dựa trên dữ liệu khảo sát trung bình 7 ngày được tổng hợp bởi Đại học John Hopkins, tính đến cuối tuần qua, nước Mỹ ghi nhận khoảng 33.200 ca nhiễm mới hằng ngày, giảm 19% so với một tuần trước đó.

Dữ liệu của CDC cho thấy, khoảng 123 triệu người dân Mỹ đã được tiêm chủng đầy đủ vaccine phòng bệnh.

Tuy nhiên, một số nước khác lại không được như vậy. Ví dụ, Ấn Độ báo cáo trung bình 7 ngày vừa qua, nước này ghi nhận khoảng 328.900 ca/ngày. Con số này tuy đã giảm 15% so với một tuần trước đó, nhưng vẫn đang ở mức cao. Cũng theo số liệu của John Hopkins, Ấn Độ cũng ghi nhận mức kỷ lục về số ca tử vong gây nên do đại dịch, với trung bình 7 ngày có 4.039 ca tử vong.

Trước tình hình này, WHO đã và đang thúc đẩy ứng phó với sự gia tăng về số ca nhiễm và tử vong ở Ấn Độ và các điểm nóng khác trên toàn thế giới. Theo ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO cần ngay lập tức tăng cường phân bổ quỹ tài trợ để duy trì hỗ trợ về kỹ thuật và hoạt động cho tất cả các quốc gia, đặc biệt là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch
Những bức ảnh xúc động kể chuyện đại dịch

Đại dịch đã cơ bản được khống chế nhưng kí ức về nó vẫn luôn ám ảnh với mọi người. Với những người thiện nguyện lao vào tâm dịch để giúp đỡ đồng bào đó là những giây phút khó quên và nếu được chọn lại họ vẫn chọn đi theo tiếng gọi con tim, lao vào chỗ hiểm nguy để cứu người.

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.