Thứ Hai, 12/02/2018 20:33

Công nghệ sẽ thúc đẩy tiến trình bình thường hóa của thế giới

Đại dịch COVID-19 không chỉ là một cuộc khủng hoảng sức khỏe mà nó còn là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và xã hội.

Công nghệ đóng một phần quan trọng trong nỗ lực bình thường hóa thế giới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Giữa sự hỗn loạn này, công nghệ thông tin và truyền thông đã nổi lên như một cứu cánh cho cộng đồng toàn cầu và trở nên quan trọng hơn so với thời kỳ trước đại dịch. Hơn bao giờ hết con người chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ kỹ thuật số để đảm bảo tính liên tục của các hành động, hoạt động hằng ngày. Cụ thể:

5G

Những phát triển gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối để giữ cho mọi thứ trơn tru hơn trong thời kỳ khủng hoảng. Những tiến bộ về viễn thông đã giúp một số quốc gia ứng phó hiệu quả với đại dịch và quản lý những tác động kinh tế mà đại dịch gây ra. Ngoài ra, 5G cũng hỗ trợ thúc đẩy làn sóng chuyển đổi kỹ thuật số và thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số giữa thành thị và nông thôn vốn đang trở nên trầm trọng hơn do đại dịch.

Internet of Things

Các thiết bị được kết nối thông minh trong mạng lưới Internet of Things (IoT) tạo ra một lượng lớn dữ liệu giúp đánh giá thiệt hại và hỗ trợ các nước khi đưa ra quyết định về phản ứng toàn diện và hiệu quả. Việc ứng dụng IoT trong ngành công nghiệp (IIoT) và ứng dụng IoT trong ngành y tế (IoMT) để giải quyết những thách thức khác nhau mà nhiều lĩnh vực đang phải đối mặt trong giai đoạn khủng hoảng COVID-19 đã chứng minh khả năng của Internet of Things về duy trì các dịch vụ không bị gián đoạn...

Điện toán đám mây

Về điện toán đám mây, việc cung cấp các dịch vụ điện toán theo yêu cầu qua Internet đã trở thành nhu cầu lớn để duy trì hoạt động trong thời kỳ khủng hoảng và khả năng cao, đây sẽ là chìa khóa cho các doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch. Những giải pháp dựa trên điện toán đám mây đang đáp ứng nhu cầu chưa từng có khi người lao động bất ngờ chuyển sang làm việc tại nhà (WFH), hay phổ biến hơn các mô hình học trực tuyến, tài chính kỹ thuật số và tư vấn y tế từ xa.

Trí tuệ nhân tạo, tự động hóa và nhiều công nghệ khác

Trước đại dịch đã có rất nhiều cuộc tranh luận về tác động tốt và xấu của trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa. Nhưng trong thời điểm khó khăn này, các công nghệ này đang hỗ trợ rất tốt cho nhân loại trong việc chinh phục và đối phó với các loại virus chết người. Từ xác định các điểm nóng lây nhiễm để hỗ trợ chẩn đoán và nghiên cứu, AI đang đóng vai trò trung tâm trong giải quyết đại dịch. Một loạt các ngành công nghiệp bao gồm chăm sóc sức khỏe, ngành công nghiệp ôtô cũng đang triển khai AI để tự động hóa các dịch vụ thiết yếu.

Bên cạnh đó, cũng cần phải kể đến sự góp mặt các công nghệ mới như thực tế ảo, in 3D... để định hình thế giới sau trong và sau đại dịch.

Nhìn chung, COVID-19 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ kỹ thuật số tiên tiến nhằm cải thiện khả năng kết nối, tăng cường khả năng phục hồi để đối phó hiệu quả với cả khủng hoảng COVID-19 hiện tại và những khủng hoảng khác trong tương lai. Điều cần thiết lúc này là các chính phủ cần hợp tác và đưa ra biện pháp phù hợp để đảm bảo sử dụng công nghệ một cách toàn diện, minh bạch và có trách nhiệm nhất trong thời điểm trong và sau đại dịch.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Theo đuổi đam mê
Theo đuổi đam mê

Đam mê công nghệ thông tin, Nguyễn Phan Nguyên Bảo (lớp 12 Tin 2, Trường THPT chuyên Khoa học) đã đăng ký tham gia cuộc thi “Edison – Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khoa học” do trường tổ chức. Bạn đồng hành cùng Bảo là Nguyễn Huỳnh Minh Nhật (lớp 11 Toán – Lý).

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.